Dấu chấm hỏi là gì? Dấu chấm hỏi có tác dụng gì? Kí tự dấu chấm hỏi? Lớp mấy bắt đầu học dấu chấm hỏi?

Dấu chấm hỏi là gì? Dấu chấm hỏi có tác dụng gì? Kí tự dấu chấm hỏi? Dấu chấm hỏi có ý nghĩa gì? Lớp mấy bắt đầu học dấu chấm hỏi? Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng cấp tiểu học trong quản lý trường tiểu học là gì?

Dấu chấm hỏi là gì? Dấu chấm hỏi có tác dụng gì? Kí tự dấu chấm hỏi? Dấu chấm hỏi có ý nghĩa gì?

Dấu chấm hỏi là một trong những loại dấu câu trong tiếng Việt. Dấu chấm hỏi được dùng trong câu nghi vấn. Vị trí của dấu chấm hỏi được đặt ở cuối câu nghi vấn, đặt ra yếu tố tìm kiếm cho người đọc, người nghe.

Kí tự dấu chấm hỏi là ?

Dấu chấm hỏi có tác dụng gì? Dấu chấm hỏi có ý nghĩa gì?

- Công dụng chính của dấu chấm hỏi là đặt câu hỏi.

Ví dụ:

+ Em có muốn uống nước không?

+ Em làm xong bài chưa?

- Biểu thị cảm xúc nghi ngờ.

Ví dụ:

+ Làm thế nào mà bạn bị điểm kém được chứ?

+ Người ta đồn hắn ta là hung thủ sao?

Thông tin mang tính tham khảo!

Dấu chấm hỏi là gì? Dấu chấm hỏi có tác dụng gì? Kí tự dấu chấm hỏi? Lớp mấy bắt đầu học dấu chấm hỏi?

Dấu chấm hỏi là gì? Dấu chấm hỏi có tác dụng gì? Kí tự dấu chấm hỏi? Lớp mấy bắt đầu học dấu chấm hỏi? (Hình từ Internet)

Lớp mấy bắt đầu học dấu chấm hỏi?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nội dung của chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Việt lớp 1 như sau:

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
1.1. Âm, vần, thanh; chữ và dấu thanh
1.2. Quy tắc chính tả phân biệt: c và k, g và gh, ng và ngh
1.3. Quy tắc viết hoa: viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên riêng
2. Vốn từ theo chủ điểm: Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm gần gũi
3. Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu
4.1. Từ xưng hô thông dụng khi giao tiếp ở nhà và ở trường
4.2. Một số nghi thức giao tiếp thông dụng ở nhà và ở trường: chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, xin phép
5. Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)
KIẾN THỨC VĂN HỌC
1. Câu chuyện, bài thơ
2. Nhân vật trong truyện
NGỮ LIỆU
1.1. Văn bản văn học
- Cổ tích, ngụ ngôn, truyện ngắn, truyện tranh, đoạn văn miêu tả
- Đoạn thơ, bài thơ (gồm cả đồng dao) Độ dài của văn bản: truyện và đoạn văn miêu tả khoảng 90 - 130 chữ, thơ khoảng 50 - 70 chữ
1.2. Văn bản thông tin: giới thiệu những sự vật, sự việc gần gũi với học sinh
Độ dài của văn bản: khoảng 90 chữ
2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý
3. Các từ ngữ có ý nghĩa tích cực, phù hợp với học sinh lớp 1

Theo đó, trong Chương trình giáo dục phổ thông, học sinh lớp 1 sẽ phải học và nắm được công dụng của dấu chấm hỏi.

Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng cấp tiểu học trong quản lý trường tiểu học là gì?

Căn cứ Điều 11 Điều lệ Trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng cấp tiểu học trong quản lý trường tiểu học như sau:

- Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật, hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, sắp xếp giáo viên; tổ chức các bước giới thiệu nhân sự đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phó hiệu trưởng.

- Quản lý, tiếp nhận học sinh, cho phép học sinh chuyển trường; quyết định kỉ luật, khen thưởng học sinh; phê duyệt kết quả đánh giá học sinh, danh sách học sinh lên lớp, lưu ban; tổ chức kiểm tra công nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách.

- Tổ chức triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sách giáo khoa, nội dung giáo dục của địa phương theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thực hiện quản lý, sử dụng và lựa chọn các xuất bản phẩm tham khảo sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý. Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy theo quy định về định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng.

- Quản lý hành chính; quản lý và tự chủ trong việc sử dụng các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường theo quy định.

- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng xã hội.

- Xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo quy định của Pháp luật.

- Được hưởng chế độ phụ cấp đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các loại câu trong tiếng Việt lớp 3? Có mấy kiểu câu trong tiếng Việt? Nắm được công dụng của kiểu câu trong tiếng Việt là yêu cầu của lớp mấy?
Pháp luật
Các câu ca dao tục ngữ về truyền thống hiếu học? Học sinh trung học cơ sở vào học trước tuổi trong điều kiện nào?
Pháp luật
Lịch thi cuối kì 2 năm 2024 2025 chính thức Tiểu học, THCS, THPT? Lịch thi cuối học kì 2 năm 2025? Khi nào thi cuối kì 2?
Pháp luật
3 Đoạn văn miêu tả tình cảm, cảm xúc với một người mà em yêu quý trong gia đình? Lập dàn ý? 2 Giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn?
Pháp luật
Trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 ôn tập thi THPT quốc gia bài 1? Đặc điểm của môn Lịch sử theo chương trình THPT?
Pháp luật
Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về sự cần thiết phải giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc? Yêu cầu cần đạt khi viết đoạn văn của học sinh lớp 4 là gì?
Pháp luật
Bộ câu hỏi Rung chuông vàng môn tiếng Anh có đáp án? Yêu cầu kiến thức ngôn ngữ môn Tiếng Anh tiểu học là gì?
Pháp luật
Dấu chấm phẩy là gì? Công dụng dấu chấm phẩy? Cách sử dụng dấu chấm phẩy? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm phẩy?
Pháp luật
Kiến thức Tiếng Việt môn Ngữ văn của học sinh lớp 9 gồm những gì? Theo quy định, học sinh lớp 9 là bao nhiêu tuổi?
Pháp luật
Dấu chấm hỏi là gì? Dấu chấm hỏi có tác dụng gì? Kí tự dấu chấm hỏi? Lớp mấy bắt đầu học dấu chấm hỏi?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
26 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào