Dấu chấm là gì? Công dụng của dấu chấm? Cách sử dụng dấu chấm? Ví dụ dấu chấm? Chương trình lớp mấy học về công dụng của dấu chấm?
Dấu chấm là gì? Công dụng của dấu chấm? Cách sử dụng dấu chấm? Cho 3 ví dụ về dấu chấm?
Dấu chấm (.) là một dấu câu được sử dụng rộng rãi và là một trong mười dấu câu của tiếng Việt. Dấu chấm dùng ở cuối câu tường thuật. Điều đó có nghĩa là câu đã kết thúc.
Trong tiếng Việt, khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu chấm, là chỗ có quãng ngắt tương đối dài hơn, so với dấu phẩy, dấu chấm phẩy.
Công dụng của dấu chấm: Dùng để kết thúc câu tường thuật.
Cách sử dụng dấu chấm:
- Dấu chấm đặt ở cuối câu. Viết hết câu phải ghi dấu chấm.
Khi đọc, gặp dấu chấm phải hạ giọng và nghỉ hơi (nghỉ hơi một quãng bằng khoảng thời gian đọc một chữ).
- Chữ cái đầu câu phải viết hoa. Dấu chấm thường đặt ở cuối câu kể, đồng thời có khả năng đánh dấu sự kết thúc của một đoạn văn.
Cho 3 ví dụ về dấu chấm:
Ví dụ 1: Dòng sông lào xào vỗ sóng. Gió chạy loạt soạt trong cỏ, trăng đã lên.
Ví dụ 2: Chị tôi đan nón lá cọ để bán.
Ví dụ 3: Bạn Lan hôm nay đến lớp muộn.
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Dấu chấm là gì? Công dụng của dấu chấm? (Hình từ Internet)
Chương trình lớp mấy học về công dụng của dấu chấm?
Căn cứ theo quy định tại Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nội dung kiến thức tiếng việt lớp 1 như sau:
2. Vốn từ theo chủ điểm
3.1. Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất
3.2. Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than: đánh dấu kết thúc câu; dấu phẩy: tách các bộ phận đồng chức trong câu
4.1. Hội thoại: lắng nghe, nói theo lượt lời
4.2. Đoạn văn
- Đoạn văn kể lại một sự việc
- Đoạn văn miêu tả ngắn, đơn giản theo gợi ý
- Đoạn văn nói về tình cảm của mình với những người thân yêu
- Đoạn văn giới thiệu loài vật, đồ vật; văn bản hướng dẫn thực hiện một hoạt động, bưu thiếp, danh sách, mục lục sách, thời khoá biểu, thời gian biểu
5. Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)
Theo đó, công dụng của dấu ngoặc kép được hoc ở chương trình Tiếng việt lớp 2.
Cách thức đánh giá môn Ngữ văn trong chương trình trung học phổ thông ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định cụ thể như sau:
- Đánh giá trong môn Ngữ văn thực hiện bằng hai cách: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
+ Đánh giá thường xuyên: được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do giáo viên môn học tổ chức; hình thức đánh giá gồm: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá. Để đánh giá thường xuyên, giáo viên có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về học sinh, việc học sinh trả lời câu hỏi hoặc thuyết trình làm bài kiểm tra, viết phân tích và phản hồi văn học, viết thu hoạch, làm dự án sưu tầm tư liệu, làm bài tập nghiên cứu,...
+ Đánh giá định kì: được thực hiện ở thời điểm gần cuối hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối học kì, cuối cấp học) do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện để phục vụ công tác quản lí hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình, tài liệu học tập. Đánh giá định kì thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết. Đề thi, kiểm tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận (một hoặc nhiều câu); có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm khách quan) và hình thức tự luận (câu hỏi mở) để đánh giá đọc hiểu và yêu cầu viết bài văn về một chủ đề nào đó theo từng kiểu văn bản đã học trong chương trình. Có thể sử dụng hình thức kiểm tra vấn đáp (để đánh giá nói và nghe) nếu thấy cần thiết và có điều kiện. Trong việc đánh giá kết quả học tập cuối năm học, cuối cấp học, cần đổi mới cách thức đánh giá (cấu trúc đề, cách nêu câu hỏi, phân giải độ khó,...); sử dụng và khai thác ngữ liệu bảo đảm yêu cầu đánh giá được năng lực của học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn; tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để đánh giá được chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học.
* Dù đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải bảo đảm nguyên tắc học sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, tư duy hình tượng và tư duy logic, những suy nghĩ và tình cảm của chính học sinh, không vay mượn, sao chép; khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo. Học sinh cần được hướng dẫn tìm hiểu để có thể nắm vững mục tiêu, phương pháp và hệ thống các tiêu chí dùng để đánh giá các phẩm chất, năng lực này.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dựng chuyện người mắc bệnh hiểm nghèo để kêu gọi từ thiện nhằm chiếm đoạt tiền quyên góp thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Những trường hợp hủy thầu nào phải đền bù chi phí cho các bên liên quan? Nhà đầu tư có trách nhiệm hủy thầu trong trường hợp nào?
- 10 Lời chúc ngày Giải phóng Miền Nam 30 4 hay, ý nghĩa? Nội dung tuyên truyền của lễ kỷ niệm 50 năm ngày 30 4?
- Chương trình Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước gồm các hoạt động nào?
- Xe máy chuyên dùng có phải xe cơ giới không? Điều khiển xe máy chuyên dùng không gắn biển số xe bị phạt bao nhiêu tiền?