Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?

Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Ví dụ dấu chấm lửng? Chương trình lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng? Yêu cầu cần đạt trong viết môn Tiếng việt lớp 7 là gì?

Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Ví dụ dấu chấm lửng?

Dấu chấm lửng được kí hiệu bởi ba dấu chấm, còn gọi là dấu ba chấm, là một trong các loại dấu câu thường gặp trong văn viết.

- Kí hiệu dấu chấm lửng: được kí hiệu bởi ba dấu chấm nằm cạnh nhau: “...”

Công dụng dấu chấm lửng:

- Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết khi có dấu phẩy đứng trước nó

VD: Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội thoăn thoắt leo lên cây chuối rất trơn vì bôi mỡ. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên, ...

(trích Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân)

Giải thích: dấu chấm lửng nằm sau dấu phẩy ở cuối câu biểu thị các hành động leo lên, tụt xuống còn được diễn ra nhiều lần nữa, nhưng không liệt kê hết được

- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

VD: Bởi vì… bởi vì… (Sơn cúi mặt và bỏ tiếng Nam, dùng tiếng Pháp) người ta lừa dối anh.

(trích Sống mòn)

Giải thích: dấu chấm lửng đặt sau từ “bởi vì”, thể hiện rằng sau khi nói từ này, người nói có dừng lại 1 chút rồi mới nói tiếp, cho thấy sự ngập ngừng, phân vân, không biết nên nói tiếp như thế nào

- Làm giãn nhịp điệu của câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

- Biểu thị trích dẫn bị lược bớt

VD: Nước từ núi Tiên giội như thác, trắng xóa, qua suối Cộc xóm Đông tràn sang suối xóm Tây rồi dồn về suối xóm Trai chúng tôi. [...] Trẻ con chúng tôi la ó, té nhau, reo hò.

(trích Tuổi thơ im lặng)

Giải thích: vị trí có dấu chấm lửng nằm trong ngoặc vuông biểu thị rằng ở đây trong văn bản gốc có các câu văn hoặc đoạn văn khác, nhưng đã được lược bớt vì mục đích riêng của người trích.

- Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng

VD: - Ò… ó… o… (trích thơ Ò… ó… o…)

Giải thích: dấu chấm lửng biểu thị tiếng “ò” kéo dài, ngân vang trong không khí

Cách sử dụng dấu chấm lửng:

- Dùng để cho biết còn nhiều thông tin mà người viết không thể liệt kê hay mô tả hết vì nội dung quá dài.

- Để diễn tả lời nói, cảm xúc ngập ngừng, bỡ ngỡ, đứt quãng.

- Tăng sự kịch tính, hài hước cho câu chuyện.

- Làm giảm nhịp điệu câu văn, lời nói nào đó.

- Biết được kết quả câu trả lời, nhưng vì nhiều lý do ta cũng dùng dấu chấm lửng để thay cho câu trả lời.

- Tùy thuộc vào bối cảnh, vị trí trong một câu, dấu chấm lửng có thể dùng để thể hiện suy nghĩ chưa hoàn thành, cảm xúc nào đó.

Chú ý: Khi đọc bài có dấu chấm lửng cần ngắt nghỉ

Ví dụ dấu chấm lửng

Ví dụ 1: Đầu năm học, em mua thêm nhiều dụng cụ học tập mới như sách giáo khoe, vở viết, bút mực, thước kẻ, balo,...

Ví dụ 2: Nghe cô giáo hỏi, Lan ngập ngừng trả lời: “Thưa cô… hôm qua em chưa làm bài tâp về nhà ạ”.

Ví dụ 3: "Hoa trong vườn nhà em có rất nhiều loại: hoa hồng, hoa cúc, hoa lan, hoa mai..."

Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Ví dụ dấu chấm lửng?

Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? (Hình từ Internet)

Chương trình lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?

Căn cứ theo quy định tại Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nội dung kiến thức tiếng việt lớp 7 như sau:

2.1. Số từ, phó từ: đặc điểm và chức năng
2.2. Các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu: mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ
2.3. Công dụng của dấu chấm lửng (phối hợp với dấu phẩy, tỏ ý nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết; thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm)
3.1. Biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh: đặc điểm và tác dụng

Theo đó, công dụng của dấu ngoặc kép được hoc ở chương trình Tiếng việt lớp 7.

Yêu cầu cần đạt trong viết môn Tiếng việt lớp 7 là gì?

Căn cứ theo quy định tại Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt trong nói và nghe môn Tiếng việt lớp 7 như sau:

(1) Quy trình viết

Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

(2) Thực hành viết

- Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả.

- Viết được bài văn biểu cảm (về con người hoặc sự việc).

- Bước đầu biết làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ bốn, năm chữ.

- Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.

- Bước đầu biết viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

- Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

- Viết được văn bản tường trình rõ ràng, đầy đủ, đúng quy cách.

- Biết tóm tắt một văn bản theo yêu cầu về độ dài khác nhau, đảm bảo được nội dung chính của văn bản.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?
Pháp luật
3 Mẫu đoạn văn nghị luận học đi đôi với hành ngắn nhất? Dẫn chứng Học đi đôi với hành? Học sinh lớp 9 có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Dấu chấm than là gì? Tác dụng dấu chấm than là gì? Viết 3 câu sử dụng dấu chấm than? Lớp mấy học dấu chấm than?
Pháp luật
03 Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ Đồng Chí? Mục tiêu chung môn Ngữ Văn?
Pháp luật
Tổng hợp tranh vẽ Đại thắng mùa Xuân 1975 đẹp nhất? Vẽ tranh Đại thắng mùa Xuân năm 1975 ấn tượng?
Pháp luật
Đoạn văn nêu cảm nghĩ về môn Lịch sử trong chương trình THCS? Mục tiêu của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục?
Pháp luật
Chất tinh khiết là gì? Ví dụ? Tính chất của chất tinh khiết? Học sinh lớp 6 có những quyền nào theo Thông tư 32?
Pháp luật
Dấu ngoặc kép là gì? Công dụng dấu ngoặc kép? Cách sử dụng dấu ngoặc kép? Lớp mấy học về công dụng của dấu ngoặc kép?
Pháp luật
Đề thi Học kì 2 môn Đạo đức lớp 3 mới nhất kèm đáp án? Mục tiêu chương trình giảng dạy môn Đạo đức ở cấp tiểu học là gì?
Pháp luật
Văn bản đa phương thức là gì? Ví dụ về văn bản đa phương thức? So sánh văn bản thông tin và văn bản đa phương thức?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
8 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào