Dấu chấm than là gì? Tác dụng dấu chấm than là gì? Viết 3 câu sử dụng dấu chấm than? Lớp mấy học dấu chấm than?

Dấu chấm than là gì? Tác dụng dấu chấm than? Ví dụ về dấu chấm than? Viết 3 câu sử dụng dấu chấm than? Lớp mấy cần nắm công dụng của dấu chấm than theo Thông tư 32? 11 nhiệm vụ của trường tiểu học được quy định như thế nào?

Dấu chấm than là gì? Tác dụng dấu chấm than là gì? Ví dụ về dấu chấm than? Viết 3 câu sử dụng dấu chấm than?

Dấu chấm than là một trong các loại dấu câu của Tiếng Việt. Dấu chấm than được sử dụng để kết thúc các câu cảm thán hoặc câu cầu khiến. Dấu chấm than là một trong những loại dấu câu có tầm quan trọng lớn trong việc giúp người đọc, người nghe cảm nhận rõ về sắc thái tình cảm của người viết.

Tác dụng của dấu chấm than?

- Tác dụng chính của dấu chấm than là kết thúc câu cảm thán, câu cầu khiến hoặc câu thể hiện cảm xúc mạnh.

Ví dụ:

- Câu cảm thán: Dòng sông này thật đẹp!

- Câu cầu khiến: Hãy giữ trật tự trong lớp!

- Dấu chấm than dùng để nhấn mạnh cảm xúc vui mừng, tức giận, bất ngờ,...

Ví dụ: Wow, em đã hoàn thành bài thi rất tốt!

- Dấu chấm than dùng để thể hiện một mệnh lệnh.

Ví dụ: Đi ra ngoài!

- Dấu chấm than dùng để kêu gọi hành động.

Ví dụ: Ngưng bạo lực trong môi trường học đường!

Viết 3 câu sử dụng dấu chấm than?

- Sau khi xem buổi lễ diễu binh, diễu hành, mình cảm thấy rất tự hào!

- Hãy bảo vệ Trái Đất như bảo vệ chính mạng sống của chúng ta!

- Cậu khiến tớ cảm thấy rất tức giận!

Dấu chấm than là gì? Tác dụng dấu chấm than là gì? Viết 3 câu sử dụng dấu chấm than? Lớp mấy học dấu chấm than?

Dấu chấm than là gì? Tác dụng dấu chấm than là gì? Viết 3 câu sử dụng dấu chấm than? Lớp mấy học dấu chấm than? (Hình từ Internet)

Lớp mấy học dấu chấm than?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nội dung của chương trình giáo dục môn Tiếng Việt của học sinh lớp 2 như sau:

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
1. Bảng chữ cái tiếng Việt, sự khác nhau giữa tên chữ cái (a, bê, xê,...) và âm (a, bờ, cờ,...)
2. Vốn từ theo chủ điểm
3.1. Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất
3.2. Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than: đánh dấu kết thúc câu; dấu phẩy: tách các bộ phận đồng chức trong câu
4.1. Hội thoại: lắng nghe, nói theo lượt lời
4.2. Đoạn văn
- Đoạn văn kể lại một sự việc
- Đoạn văn miêu tả ngắn, đơn giản theo gợi ý
- Đoạn văn nói về tình cảm của mình với những người thân yêu
- Đoạn văn giới thiệu loài vật, đồ vật; văn bản hướng dẫn thực hiện một hoạt động, bưu thiếp, danh sách, mục lục sách, thời khoá biểu, thời gian biểu
5. Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)
KIẾN THỨC VĂN HỌC
1. Đề tài (viết, kể về điều gì)
2. Hình dáng, điệu bộ, lời thoại của nhân vật
3. Tình cảm, thái độ giữa các nhân vật
4. Vần trong thơ
NGỮ LIỆU
1.1. Văn bản văn học
- Cổ tích, ngụ ngôn, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả
- Bài thơ, đồng dao, ca dao, vè
Độ dài của văn bản: truyện khoảng 180 - 200 chữ, bài miêu tả khoảng 150 -180 chữ, thơ khoảng 70 - 90 chữ
1.2. Văn bản thông tin
- Văn bản giới thiệu về loài vật, đồ dùng; văn bản hướng dẫn một hoạt động đơn giản bao gồm cả dạng kí hiệu
- Danh sách học sinh; mục lục sách; thời khoá biểu; thời gian biểu
Độ dài của văn bản: khoảng 110 - 140 chữ
2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý

Theo đó, nắm được công dụng của dấu chấm than là nội dung của chương trình giáo dục môn Tiếng Việt của học sinh lớp 2.

11 nhiệm vụ của trường tiểu học được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Điều lệ Trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của trường tiểu học như sau:

- Công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tại địa bàn. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động và tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đến trường. Nhận bảo trợ và quản lý các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.

- Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; triển khai thực hiện sách giáo khoa và nội dung giáo dục của địa phương theo quyết định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); thực hiện tự chủ chuyên môn trong tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học.

- Thực hiện tự kiểm định chất lượng và đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định.

- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

- Quản lý và sử dụng đất, tài chính và tài sản của nhà trường theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục. Tổ chức cho giáo viên, người lao động và học sinh tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

- Xây dựng môi trường văn hoá - giáo dục trong nhà trường, tham gia xây dựng môi trường văn hoá - giáo dục ở địa phương.

- Được tiếp nhận các khoản tài trợ, viện trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với nhà trường theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?
Pháp luật
3 Mẫu đoạn văn nghị luận học đi đôi với hành ngắn nhất? Dẫn chứng Học đi đôi với hành? Học sinh lớp 9 có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Dấu chấm than là gì? Tác dụng dấu chấm than là gì? Viết 3 câu sử dụng dấu chấm than? Lớp mấy học dấu chấm than?
Pháp luật
03 Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ Đồng Chí? Mục tiêu chung môn Ngữ Văn?
Pháp luật
Tổng hợp tranh vẽ Đại thắng mùa Xuân 1975 đẹp nhất? Vẽ tranh Đại thắng mùa Xuân năm 1975 ấn tượng?
Pháp luật
Đoạn văn nêu cảm nghĩ về môn Lịch sử trong chương trình THCS? Mục tiêu của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục?
Pháp luật
Chất tinh khiết là gì? Ví dụ? Tính chất của chất tinh khiết? Học sinh lớp 6 có những quyền nào theo Thông tư 32?
Pháp luật
Dấu ngoặc kép là gì? Công dụng dấu ngoặc kép? Cách sử dụng dấu ngoặc kép? Lớp mấy học về công dụng của dấu ngoặc kép?
Pháp luật
Đề thi Học kì 2 môn Đạo đức lớp 3 mới nhất kèm đáp án? Mục tiêu chương trình giảng dạy môn Đạo đức ở cấp tiểu học là gì?
Pháp luật
Văn bản đa phương thức là gì? Ví dụ về văn bản đa phương thức? So sánh văn bản thông tin và văn bản đa phương thức?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
20 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào