Dấu phẩy là gì? Tác dụng của dấu phẩy là gì? Cách đặt dấu phẩy lớp 2? Xây dựng văn hóa đọc của trường tiểu học như thế nào?
- Dấu phẩy là gì? Tác dụng của dấu phẩy là gì? Cách đặt dấu phẩy lớp 2?
- Yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn khi đọc văn bản có dấu phẩy là gì?
- Tổ chức hoạt động giáo dục đối với xây dựng và phát triển văn hóa đọc của trường tiểu học được quy định như thế nào?
Dấu phẩy là gì? Tác dụng của dấu phẩy là gì? Cách đặt dấu phẩy lớp 2?
Dấu phẩy là một trong các loại dấu câu trong tiếng Việt, được đặt xen kẻ trong câu. Dấu phẩy được sử dụng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu, giúp các ý của câu được phân tách rõ ràng. Khi đọc bài, đối với dấu phẩy phải ngắt một hơi ngắn, thời gian ngắt hơi bằng nửa quảng nghỉ ngắt hơi của dấu chấm.
Tác dụng của dấu phẩy là gì? Cách đặt dấu phẩy lớp 2?
Dấu phẩy được đặt xen kẻ trong câu. Một câu văn có thể sử dụng một hoặc nhiều dấu phẩy.
- Dấu phẩy được dùng để ngăn cách các thành phần cùng chức vụ với nhau.
Ví dụ: Linh, Hoa luôn là những học sinh giỏi.
(Dấu phẩy ngăn cách 2 chủ ngữ của câu)
- Dấu phẩy được sử dụng để ngăn cách thành phần phụ của câu với thành phần chính.
Ví dụ: Hôm ấy, em và gia đình đã có một chuyến đi chơi thật vui vẻ.
(Dấu phẩy được đặt để ngăn cách thành phần trạng ngữ và các thành phần chính của câu)
- Dấu phẩy được dùng để tách các vế câu ghép.
Ví dụ: Trời đã dần về khuya, tiếng ve kêu ngày càng trở nên rõ ràng.
(Dấu phẩy ngăn cách, tách 2 vế của câu ghép)
Thông tin mang tính tham khảo!
Dấu phẩy là gì? Tác dụng của dấu phẩy là gì? Cách đặt dấu phẩy lớp 2? Xây dựng văn hóa đọc của trường tiểu học như thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn khi đọc văn bản có dấu phẩy là gì?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt của kỹ thuật đọc đối với học sinh lớp 1 như sau:
ĐỌC
KĨ THUẬT ĐỌC
- Ngồi (hoặc đứng) thẳng lưng; sách, vở mở rộng trên mặt bàn (hoặc trên hai tay). Giữ khoảng cách giữa mắt với sách, vở khoảng 25cm.
- Đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu (có thể đọc chưa thật đúng một số tiếng có vần khó, ít dùng).
- Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Tốc độ đọc khoảng 40 - 60 tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ.
- Bước đầu biết đọc thầm.
- Nhận biết được bìa sách và tên sách.
ĐỌC HIỂU
Văn bản văn học
Đọc hiểu nội dung
- Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản liên quan đến các chi tiết được thể hiện tường minh.
- Trả lời được các câu hỏi đơn giản về nội dung cơ bản của văn bản dựa vào gợi ý, hỗ trợ.
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết được hình dáng, hành động của nhân vật thể hiện qua một số từ ngữ trong câu chuyện dựa vào gợi ý của giáo viên.
- Nhận biết được lời nhân vật trong truyện dựa vào gợi ý của giáo viên.
Liên hệ, so sánh, kết nối
- Liên hệ được tranh minh hoạ với các chi tiết trong văn bản.
- Nêu được nhân vật yêu thích nhất và bước đầu biết giải thích vì sao.
Đọc mở rộng
- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 10 văn bản văn học có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
- Thuộc lòng 4 - 5 đoạn thơ hoặc bài thơ đã học, mỗi đoạn thơ, bài thơ có độ dài khoảng 30 - 40 chữ.
Theo đó, yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn khi đọc văn bản có dấu phẩy là biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ.
Tổ chức hoạt động giáo dục đối với xây dựng và phát triển văn hóa đọc của trường tiểu học được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 24 Điều lệ Trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về tổ chức hoạt động giáo dục đối với xây dựng và phát triển văn hóa đọc của trường tiểu học như sau:
- Xây dựng và phát triển văn hoá đọc, thói quen đọc sách của cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường. Tổ chức cho học sinh đọc tại thư viện, lớp hoặc mượn tài liệu về nhà; tổ chức các tiết đọc ở thư viện; tổ chức các hoạt động khuyến đọc và các hoạt động giáo dục có sử dụng thông tin từ thư viện.
- Thực hiện đa dạng các hình thức thư viện, khuyến khích xây dựng thư viện điện tử ở những nơi có điều kiện và nhu cầu. Trang trí, sắp xếp thư viện thân thiện, sinh động, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
- Thường xuyên bổ sung sách, xuất bản phẩm tham khảo bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế tại nhà trường. Tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng tiếp cận với sách và xuất bản phẩm tham khảo; có thể luân chuyển sách, xuất bản phẩm tham khảo giữa các lớp, điểm trường.
- Hướng dẫn học sinh tự quản các hoạt động thư viện tại lớp, tại trường.
- Thực hiện hiệu quả công tác xã hội hoá, huy động sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng và tổ chức hoạt động của thư viện; thường xuyên tổ chức quyên góp sách và các xuất bản phẩm tham khảo cho thư viện.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch cắt tóc tháng 5 năm 2025 tài lộc may mắn? Cắt tóc ngày nào tháng 5 2025 tốt? Chi tiết lịch cắt tóc tháng 5 2025?
- Biện pháp tự vệ trong quản lý ngoại thương là gì? Có các biện pháp tự vệ nào? Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ được quy định như thế nào?
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường: 5 nhiệm vụ và quyền hạn về chăn nuôi và thú y sau sáp nhập Bộ như thế nào?
- Dấu phẩy là gì? Tác dụng của dấu phẩy là gì? Cách đặt dấu phẩy lớp 2? Xây dựng văn hóa đọc của trường tiểu học như thế nào?
- Sự chỉ đạo chiến lược và chuẩn bị của ta tại chiến dịch Điện Biên Phủ như thế nào thông qua Hướng dẫn 135?