Đầu tư đường cao tốc qua đô thị cần phải phù hợp với yêu cầu nào? Chính sách của Nhà nước về phát triển đường cao tốc gồm những gì?
Đầu tư đường cao tốc qua đô thị cần phải phù hợp với yêu cầu nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật Đường bộ 2024 có quy định như sau:
Đầu tư, xây dựng, phát triển đường cao tốc
1. Việc đầu tư, xây dựng đường cao tốc phù hợp với quy định tại Điều 28 của Luật này.
2. Đường cao tốc được đầu tư, xây dựng phù hợp với quy hoạch quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này và đầu tư, xây dựng đồng bộ các công trình sau đây:
a) Đường gom hoặc đường bên;
b) Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc;
c) Trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe;
d) Hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với tuyến đường có thu tiền sử dụng đường bộ;
đ) Công trình kiểm soát tải trọng xe.
3. Căn cứ nhu cầu vận tải, khả năng nguồn lực đầu tư và quy hoạch, cấp quyết định chủ trương đầu tư quyết định việc phân kỳ đầu tư, xác định việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy mô làn xe quy hoạch hoặc tiến độ dự án được xác định trong quyết định chủ trương đầu tư.
4. Việc đầu tư đường cao tốc qua đô thị phải phù hợp với quy hoạch đô thị và quy định của pháp luật có liên quan; có giải pháp phù hợp để phát triển không gian, kết nối giao thông khu vực hai bên đường, bảo đảm môi trường.
...
Như vậy, hiện nay đối với việc đầu tư đường cao tốc qua đô thị phải phù hợp với quy hoạch đô thị và quy định của pháp luật có liên quan;
Bên cạnh đó, đầu tư đường cao tốc qua đô thì cần có giải pháp phù hợp để phát triển không gian, kết nối giao thông khu vực hai bên đường, bảo đảm môi trường.
Đầu tư đường cao tốc qua đô thị cần phải phù hợp với yêu cầu nào? Chính sách của Nhà nước về phát triển đường cao tốc gồm những gì? (Hình từ Internet)
Chính sách của Nhà nước về phát triển đường cao tốc gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Luật Đường bộ 2024 có quy định như sau:
Theo đó, chính sách của Nhà nước về phát triển đường cao tốc được thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Luật Đường bộ 2024 và các quy định, cụ thể sau đây:
(1) Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng các nguồn lực tham gia đầu tư, xây dựng, vận hành, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư và hình thức khác theo quy định của pháp luật;
(2) Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để đầu tư, xây dựng các dự án có yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh; dự án đi qua địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án kết nối tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và dự án khác không thu hút được nguồn vốn ngoài ngân sách;
(3) Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, nguồn lực khác trong các trường hợp sau đây:
- Thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước theo quy định của pháp luật và hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
- Mở rộng, nâng cấp đường cao tốc đang đầu tư hoặc đã khai thác theo quy mô phân kỳ.
Thế nào là đường cao tốc theo Luật Đường bộ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Đường bộ 2024 có quy định như sau:
Quy định chung đối với đường bộ cao tốc
1. Đường bộ cao tốc (sau đây gọi là đường cao tốc) là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho một số loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông theo quy định của pháp luật, có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định, có hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình.
2. Đường cao tốc thuộc hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị được xác định trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
3. Đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đường cao tốc bao gồm:
a) Đất quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 13 của Luật này;
b) Đất để xây dựng trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc.
Như vậy, theo quy định tại Luật Đường bộ 2024 thì đường cao tốc được hiểu là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho một số loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông theo quy định của pháp luật, có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định, có hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Có được dạy thêm trong trường cho học sinh lớp 11 để chuẩn bị kiến thức cho lớp 12 không? Yêu cầu về tổ chức dạy thêm, học thêm trong trường?
- Trend Phật đản Google là gì? Có làm Phật đản Google điện thoại được không? Cách mở Lễ Phật đản trên máy tính, điện thoại?
- 5+ Mẫu viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết: 'Là học sinh em cần làm gì để xây dựng một tình bạn đẹp và ý nghĩa' lớp 9?
- Công văn 03: Chính quyền địa phương cấp xã sẽ tổ chức lại cơ cấu như thế nào sau sắp xếp? Bố trí biên chế cán bộ công chức cấp xã, huyện sau sáp nhập?
- Bao giờ hoàn thành Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam? Trong quá trình thực hiện, Thủ tướng Chính phủ được quyết định điều gì?