Đầu tư và xây dựng nhà máy điện hạt nhân có là hoạt động độc quyền của nhà nước không? Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân?
Đầu tư và xây dựng nhà máy điện hạt nhân có là hoạt động độc quyền của nhà nước không?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Điện lực 2024 quy định như sau:
Chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực
1. Nhà nước ban hành các chính sách phát triển, đầu tư xây dựng ngành điện bảo đảm yêu cầu là ngành công nghiệp hạ tầng quan trọng nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân, phát triển bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện phục vụ đời sống Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế, dịch vụ văn minh, bảo vệ môi trường, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia.
2. Nhà nước độc quyền trong các hoạt động sau đây vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia:
a) Điều độ hệ thống điện quốc gia;
b) Đầu tư xây dựng và vận hành dự án nhà máy điện hạt nhân, nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, lưới điện truyền tải quan trọng từ cấp điện áp 220 kV trở lên theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện truyền tải do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng.
...
Theo đó, Nhà nước độc quyền trong hoạt động đầu tư xây dựng và vận hành dự án nhà máy điện hạt nhân, nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, lưới điện truyền tải quan trọng từ cấp điện áp 220 kV trở lên theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.ư
Lưu ý: Căn cứ khoản 10 Điều 5 Luật Điện lực 2024 quy định về chính sách phát triển điện hạt nhân như sau:
- Quy hoạch phát triển điện hạt nhân phải gắn liền, đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực để bảo đảm mục tiêu an ninh cung cấp điện;
- Đầu tư xây dựng, vận hành, chấm dứt hoạt động và bảo đảm an toàn nhà máy điện hạt nhân phải tuân thủ quy định của Luật Năng lượng nguyên tử 2008 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đầu tư và xây dựng nhà máy điện hạt nhân có là hoạt động độc quyền của nhà nước không? Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân? (Hình từ Internet)
Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân cần phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 47 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định về địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:
- Bảo đảm an toàn cho dân cư trên địa bàn;
- Bảo đảm an toàn cho hoạt động của nhà máy điện hạt nhân có tính tới các yếu tố địa chất, thủy văn, thiên tai, giao thông và các yếu tố khác;
- Bảo đảm an ninh cho hoạt động của nhà máy điện hạt nhân;
- Giảm thiểu hậu quả khi xảy ra sự cố.
Lưu ý: Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt địa điểm bao gồm:
- Đơn đề nghị phê duyệt địa điểm;
- Báo cáo tổng quan về việc lựa chọn địa điểm;
- Thiết kế sơ bộ nhà máy điện hạt nhân;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ;
- Báo cáo thẩm định an toàn;
- Kế hoạch kiểm xạ môi trường đất, không khí, nước dưới đất và nước mặt trong vùng bị ảnh hưởng khi vận hành nhà máy điện hạt nhân;
- Báo cáo của Hội đồng thẩm định nhà nước;
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân thể hiện ý kiến nhân dân về các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh, chính sách đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phát triển văn hóa, giáo dục, phúc lợi xã hội nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và dân cư trên địa bàn;
- Tài liệu khác có liên quan.
Nhà máy điện hạt nhân được vận hành như thế nào?
Căn cứ Điều 50 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định về vận hành nhà máy điện hạt nhân như sau:
- Nhà máy điện hạt nhân phải có giấy phép vận hành thử trước khi nạp nhiên liệu vào lò phản ứng hạt nhân.
- Việc vận hành thử nhà máy điện hạt nhân phải được thực hiện ở các mức công suất thấp đồng thời với việc kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật, giới hạn vận hành và nâng dần công suất lên mức thiết kế. Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân phải lập báo cáo vận hành thử và báo cáo phân tích an toàn của nhà máy điện hạt nhân, giải trình rõ các thay đổi về chỉ tiêu kỹ thuật, giới hạn vận hành so với thiết kế khi xin cấp giấy phép xây dựng, gửi cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
- Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thẩm định báo cáo kết quả vận hành thử và báo cáo phân tích an toàn của nhà máy điện hạt nhân, đề xuất về việc cấp giấy phép vận hành chính thức nhà máy điện hạt nhân trình Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia đánh giá kết quả thẩm định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 5 năm học 2024 2025? Tải về đề thi học kỳ 2 Tiếng Anh lớp 5?
- Sau sáp nhập: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có được đặt tên, đổi tên đường, phố ở địa phương không?
- 05 mở bài điểm cao về tình cảm cha con lớp 7? 05 kết bài điểm cao? Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn lớp 7?
- Chiến dịch Hồ Chí Minh có tên gọi khác là gì? Chiến dịch Hồ Chí Minh Toàn thắng vào lúc mấy giờ?
- Trẻ em dưới 6 tuổi có được miễn phí vé tham quan Dinh Độc Lập không? Vé tham quan Dinh Độc Lập đối với trẻ em trên 6 tuổi?