Để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô phải đáp ứng những điều kiện gì về cơ sở vật chất?
- Để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô phải đáp ứng những điều kiện gì về cơ sở vật chất?
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô cho cơ quan nào?
- Trình tự cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô bao gồm các bước nào?
Để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô phải đáp ứng những điều kiện gì về cơ sở vật chất?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 116/2017/NĐ-CP và khoản 2 Điều 2 Nghị định 17/2020/NĐ-CP có quy định:
Điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Cơ sở vật chất:
a) Doanh nghiệp phải có quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp, dây chuyền hàn, dây chuyền sơn, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm và đường thử ô tô đáp ứng các yêu cầu tối thiểu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.
Theo đó, để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô phải đáp ứng những điều kiện về cơ sở vật chất sau đây:
(1) Doanh nghiệp phải có quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp, dây chuyền hàn, dây chuyền sơn, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm và đường thử ô tô đáp ứng các yêu cầu tối thiểu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP;
(2) Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP.
Để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô phải đáp ứng những điều kiện gì về cơ sở vật chất? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô cho cơ quan nào?
Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 116/2017/NĐ-CP như sau:
- Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo cụ thể thời gian tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế tại doanh nghiệp. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo.
Trường hợp kết quả kiểm tra, đánh giá chưa đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra, Bộ Công Thương thông báo để doanh nghiệp hoàn thiện;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô được cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế đạt yêu cầu. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô trực tiếp tại Bộ Công Thương hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có yêu cầu) hoặc theo hình thức phù hợp khác.
Theo đó, doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô cho Bộ Công thương.
Trình tự cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô bao gồm các bước nào?
Tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 116/2017/NĐ-CP có quy định về cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô như sau:
Cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô, tô được cấp đổi trong trường hợp có sự thay đổi về nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận.
2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô gồm:
a) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô (Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô đã được cấp: 01 bản sao;
c) Giấy tờ, tài liệu liên quan chứng minh nội dung thay đổi.
3. Trình tự cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô:
a) Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;
c) Trường hợp cần phải kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương thông báo thời gian và tiến hành kiểm tra. Thời hạn kiểm tra không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày thông báo;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế (nếu có) đạt yêu cầu, Bộ Công Thương xem xét cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp đổi Giấy chứng nhận, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày được cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp lại cho Bộ Công Thương bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
Như vậy, trình tự cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương, hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô: 01 bản chính;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô đã được cấp: 01 bản sao;
+ Giấy tờ, tài liệu liên quan chứng minh nội dung thay đổi.
Bước 2: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Nếu cần phải kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương thông báo thời gian và tiến hành kiểm tra với thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày thông báo;
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế (nếu có) đạt yêu cầu thì Bộ Công Thương xem xét cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô cho doanh nghiệp.
Trường hợp không cấp đổi Giấy chứng nhận, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp lại cho Bộ Công Thương bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày được cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô.









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn xin học hè mầm non năm 2025 mới nhất? Tải mẫu đơn xin học hè mầm non năm 2025 mới nhất ở đâu?
- Chi tiết phân biệt giữa Đại học quốc gia, Đại học vùng và Trường Đại học thông thường như thế nào?
- Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố năm nào? Xem ở đâu? Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ quan thuộc Chính phủ đúng không?
- Mây ngũ sắc là gì? Mây ngũ sắc xuất hiện tại nơi chiêm bái xá lợi Đức Phật? Lộ trình và các hành vi bị nghiêm cấm khi chiêm bái?
- Mẫu giấy ủy quyền cho người thân mới nhất năm 2025? Chủ đầu tư dự án BĐS có được ủy quyền cho người thân ký HĐ mua bán nhà?