Để được xét thăng hạng quản lý bảo vệ rừng viên chính, viên chức phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên bao lâu?
- Để được xét thăng hạng quản lý bảo vệ rừng viên chính, viên chức phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên bao lâu?
- Khi đảm nhiệm chức danh quản lý bảo vệ rừng viên chính, viên chức phải có những nhiệm vụ gì?
- Có bắt buộc phải tốt nghiệp đại học ngành lâm nghiệp mới được đảm nhiệm chức danh quản lý bảo vệ rừng viên chính không?
Để được xét thăng hạng quản lý bảo vệ rừng viên chính, viên chức phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên bao lâu?
Quản lý bảo vệ rừng viên chính (Hình từ Internet)
Tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành khuyến nông, chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng như sau:
Quản lý bảo vệ rừng viên chính - Mã số: V.03.10.28
....
4. Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên chính phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Để được xét thăng hạng quản lý bảo vệ rừng viên chính, viên chức phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên từ đủ 09 năm trở lên.
Thời gian trên không kể thời gian tập sự và được tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Khi đảm nhiệm chức danh quản lý bảo vệ rừng viên chính, viên chức phải có những nhiệm vụ gì?
Tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định về nhiệm vụ của viên chức đảm nhiệm chức danh quản lý bảo vệ rừng viên chính như sau:
Quản lý bảo vệ rừng viên chính - Mã số: V.03.10.28
1. Nhiệm vụ
a) Tham gia xây dựng chính sách, quy hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.
b) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, triển khai thực hiện phương án quản lý bảo vệ rừng bền vững, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.
c) Chủ trì hoặc tham gia phân tích, xây dựng báo cáo đánh giá kết quả quản lý bảo vệ rừng của đơn vị và đề xuất biện pháp để thực hiện quản lý bảo vệ rừng hiệu quả.
d) Chủ trì hoặc tham gia các hội nghị khoa học, xây dựng chương trình, soạn thảo nội dung tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật quản lý bảo vệ rừng và tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức ở hạng chức danh nghề nghiệp thấp hơn.
đ) Thực hiện các hoạt động theo vị trí việc làm: Theo dõi diễn biến rừng; bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng; bảo vệ rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ; hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng đệm ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội; nghiên cứu khoa học; tư vấn, dịch vụ; tham gia hoạt động hợp tác quốc tế, tuyên truyền giáo dục về môi trường rừng.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị phân công theo quy định pháp luật.
Theo đó, khi đảm nhiệm chức danh quản lý bảo vệ rừng viên chính, viên chức phải có những nhiệm vụ như sau:
- Tham gia xây dựng chính sách, quy hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, triển khai thực hiện phương án quản lý bảo vệ rừng bền vững, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.
- Chủ trì hoặc tham gia phân tích, xây dựng báo cáo đánh giá kết quả quản lý bảo vệ rừng của đơn vị và đề xuất biện pháp để thực hiện quản lý bảo vệ rừng hiệu quả.
- Chủ trì hoặc tham gia các hội nghị khoa học, xây dựng chương trình, soạn thảo nội dung tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật quản lý bảo vệ rừng và tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức ở hạng chức danh nghề nghiệp thấp hơn.
- Thực hiện các hoạt động theo vị trí việc làm:
+ Theo dõi diễn biến rừng;
+ Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng;
+ Bảo vệ rừng;
+ Phòng cháy và chữa cháy rừng;
+ Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
+ Khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ;
+ Hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng đệm ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội;
+ Nghiên cứu khoa học;
+ Tư vấn, dịch vụ;
+ Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế, tuyên truyền giáo dục về môi trường rừng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị phân công theo quy định pháp luật.
Có bắt buộc phải tốt nghiệp đại học ngành lâm nghiệp mới được đảm nhiệm chức danh quản lý bảo vệ rừng viên chính không?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 9 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo như sau:
Quản lý bảo vệ rừng viên chính - Mã số: V.03.10.28
....
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành về lâm nghiệp hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm.
...
Như vậy, không bắt buộc phải tốt nghiệp đại học ngành lâm nghiệp mới được đảm nhiệm chức danh quản lý bảo vệ rừng viên chính.
Nếu Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm hì vẫn đáp ứng được yêu cầu về trình độ đào tạo của Quản lý bảo vệ rừng viên chính.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được tính vào ngày công để đóng bảo hiểm xã hội đối với tiền lương làm 2 ngày nghỉ lễ 30 4 và 1 5 không? Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào?
- Công an cấp xã có được phép xử lý vi phạm giao thông không? Phải thông báo kết quả giải quyết, xử lý vụ việc cho ai đối với trường hợp vi phạm do Công an cấp xã giải quyết?
- Đề thi Học kì 2 môn Đạo đức lớp 3 mới nhất kèm đáp án? Mục tiêu chương trình giảng dạy môn Đạo đức ở cấp tiểu học là gì?
- Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan gì? Quy định mới về nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với nhà giáo?
- Thẩm quyền quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc về cơ quan nào theo Nghị định 12?