Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật khi nào? Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia được sử dụng đề thi dự bị khi nào?
Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật khi nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Đề thi và yêu cầu bảo mật, giải mật của đề thi
1. Trong một kỳ thi, mỗi môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị. Đề thi phải bảo đảm các yêu cầu dưới đây:
a) Nội dung đề thi đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này;
b) Bảo đảm chính xác, khoa học và tính sư phạm; lời văn, câu chữ phải rõ ràng;
c) Bám sát yêu cầu cần đạt trong Chương trình GDPT; bảo đảm phân loại được thí sinh;
d) Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi; điểm của các môn thi được tính theo thang điểm 10 (mười);
đ) Mỗi đề thi có đáp án kèm theo, riêng đề thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi;
e) Đề thi phải ghi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 02 trang trở lên); ghi rõ chữ "HẾT" tại điểm kết thúc đề thi.
2. Đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ “Tối mật” của đề thi:
a) Đối với đề thi tự luận chỉ kết thúc khi hết hai phần ba (2/3) thời gian làm bài; đối với đề thi trắc nghiệm chỉ kết thúc khi hết thời gian làm bài của buổi thi;
b) Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật ngay khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trong khì thi tốt nghiệp trung học phổ thông nếu đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật ngay khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi.
Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật khi nào? Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia được sử dụng đề thi dự bị khi nào? (Hình từ Internet)
Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia được sử dụng đề thi dự bị khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT có quy định về việc xử lý các trường hợp bất thường về đề thi như sau:
Xử lý các trường hợp bất thường về đề thi
1. Trường hợp đề thi có những sai sót được phát hiện trong quá trình in sao đề thi phải báo ngay cho Chủ tịch Hội đồng ra đề thi; trong quá trình coi thi, lãnh đạo Hội đồng thi phải báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia để có phương án xử lý.
2. Các trường hợp bất thường về đề thi đều phải được báo cáo về Ban Chỉ đạo các cấp để xem xét, quyết định.
3. Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia chịu trách nhiệm toàn bộ về xử lý tình huống lộ đề thi. Khi có kết luận chính thức về lộ đề thi, Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia quyết định đình chỉ bài thi/môn thi bị lộ đề thi và tổ chức thi bài thi/môn thi đó bằng đề thi dự bị vào thời gian thích hợp, sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi.
Theo đó, nếu trong trường hợp có kết luận chính thức về lộ đề thi, Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia quyết định đình chỉ bài thi/môn thi bị lộ đề thi và tổ chức thi bài thi/môn thi đó bằng đề thi dự bị vào thời gian thích hợp, sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi.
Do đó, Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia được sử dụng đề thi dự trong trường hợp bị lộ đề thi chính thức và tổ chức thi bài thi/môn thi đó bằng đề thi dự bị vào thời gian thích hợp, sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi.
Lưu ý: Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia chịu trách nhiệm toàn bộ về xử lý tình huống lộ đề thi.
Thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Mục đích, yêu cầu
1. Thi tốt nghiệp THPT nhằm mục đích: Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT); lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT/GDTX và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực của học sinh để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
2. Kỳ thi tốt nghiệp THPT (gọi tắt là kỳ thi) phải bảo đảm yêu cầu an toàn, nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng.
Như vậy, việc tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhằm mục đích:
- Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT);
- Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT/GDTX và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục;
- Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực của học sinh để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhựa kỹ thuật là gì? Cơ sở sản xuất nhựa kỹ thuật có trách nhiệm phải tuân thủ định mức sử dụng năng lượng hay không?
- Vụ Quản lý quy hoạch là đơn vị thuộc cơ quan nào của Chính phủ? 14 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- Mẫu biên bản vụ việc phổ biến? Tòa án có được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì chưa có luật áp dụng không?
- Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ Y tế có chức năng gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bảo trợ xã hội về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán?
- Tờ trình đề nghị bổ sung hạng mục công trình là mẫu nào? Tải Mẫu Tờ trình đề nghị bổ sung hạng mục công trình?