Địa chỉ Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở đâu? Mở cửa từ mấy giờ đến mấy giờ? Hoạt động sưu tầm của bảo tàng được quy định như thế nào?
Địa chỉ Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở đâu? Mở cửa từ mấy giờ đến mấy giờ?
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một bảo tàng vì hòa bình ở số 28 đường Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, là thành viên của hệ thống Bảo tàng vì hòa bình thế giới và Hội đồng các bảo tàng thế giới.
Dưới đây là một số thông tin liên hệ, cũng như địa chỉ của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh mà bạn có thể tham khảo:
Địa chỉ | 28 Võ Văn Tần, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh |
Giá vé tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là: 40.000 đồng/người/lượt.
Theo thông tin từ nguồn tham khảo, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh mở cửa từ 07h30 - 17h30 tất cả các ngày trong tuần.
Quầy vé Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh sẽ đóng cửa lúc 17h00.
Lưu ý: Giá vé, giờ mở cửa trên chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi tại thời điểm tham quan cụ thể.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (Hình từ Internet)
Làm hư hại hiện vật trong bảo tàng khi vào tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
...
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b) Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;
c) Tùy tiện đưa vào những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm hư hại hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích của địa phương;
b) Không có văn bản đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với di tích cấp tỉnh hoặc không có văn bản đồng ý của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt khi xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II;
c) Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan.
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh quy định tại khoản 1 và điểm c khoản 7 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã bị lấn chiếm trừ trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này;
Như vậy hành vi làm hư hại hiện vật lịch sử của bảo tàng nói chung và Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh nói riêng sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
Lưu ý: Mức xử phạt trên được áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp chủ thể vi phạm là tổ chức, thì mức phạt là gấp đôi khung phạt tiền nêu trên, căn cứ theo Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP.
Hoạt động sưu tầm của bảo tàng được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 18/2010/TT-BVHTTDL hoạt động sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể của bảo tàng được quy định cụ thể như sau:
(1) Bảo tàng được sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể ở trong và ngoài nước phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của bảo tàng.
(2) Bảo tàng tổ chức việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể thông qua các phương thức sau đây:
- Khảo sát điền dã sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể;
- Khai quật khảo cổ;
- Tiếp nhận tài liệu, hiện vật do tổ chức, cá nhân chuyển giao, hiến tặng;
- Mua, trao đổi tài liệu, hiện vật với tổ chức, cá nhân.
Việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
(3) Tài liệu, hiện vật của bảo tàng được chuyển giao, thanh lý, hủy trong các trường hợp sau:
- Không phù hợp với phạm vi, đối tượng và nội dung hoạt động của bảo tàng;
- Bị hư hỏng không còn khả năng phục hồi;
- Được xác định gây hại cho con người và môi trường;
- Được xác định không chính xác về lịch sử, văn hóa, khoa học;
- Được xác định không phù hợp chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp;
- Được xác định nguồn gốc bất hợp pháp.
Căn cứ ý kiến tư vấn của Hội đồng khoa học của bảo tàng và quy định pháp luật có liên quan, Giám đốc bảo tàng ngoài công lập quyết định việc chuyển giao, thanh lý, hủy tài liệu, hiện vật; Giám đốc bảo tàng công lập đề nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp của bảo tàng quyết định việc chuyển giao, thanh lý, hủy tài liệu, hiện vật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Lịch bắn đại bác 25 4 và 27 4 tại TP HCM? Chi tiết thời gian và địa điểm tổ chức bắn đại bác ngày 30 tháng 4 tại TP HCM?
- Doanh nghiệp Việt Nam có bắt buộc sử dụng con dấu tròn trong quá trình hoạt động không? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp?
- Trắc nghiệm môn Hóa học lớp 12 ôn thi THPT quốc gia? Đặc điểm của môn học? Mục tiêu của môn học?
- Tổng hợp các bài hát Lễ diễu binh, diễu hành ngày 30 4? Chủ đề tuyên truyền khi tổ chức lễ diễu binh, diễu hành ngày 30 4 là gì?
- Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 07 hướng dẫn Nghị định 178 về kinh phí thực hiện chế độ, chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy?