Địa chỉ Dinh Độc Lập ở đâu? Di tích lịch sử Dinh Độc Lập mở cửa đến mấy giờ? Vẽ bậy lên di tích lịch sử Dinh Độc Lập thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Địa chỉ Dinh Độc Lập ở đâu? Di tích lịch sử Dinh Độc Lập mở cửa đến mấy giờ?
>>> Bảng giá vé tham quan Dinh Độc Lập mới nhất?
Khu di tích Dinh Độc Lập (còn được biết đến với tên gọi Dinh Thống Nhất) nằm ở số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây đã chứng kiến rất nhiều sự kiện lịch sử, thăng trầm của đất nước, đặc biệt là sự kiện Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Dinh Độc Lập còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau:
Năm 1871, sau khi xây dựng xong, Dinh được đặt tên là Dinh Norodom. Từ 1871 - 1887, có tên gọi là Dinh Thống đốc Nam Kỳ. Từ 1887 - 1945, nơi đây được đổi tên là Dinh Toàn Quyền. Vào khoảng năm 1955, Ngô Đình Diệm - Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đã quyết định đổi tên Dinh Toàn Quyền thành Dinh Độc Lập, và cái tên này cũng được tồn tại cho đến tận ngày hôm nay. |
Trải qua nhiều lần đổi tên, hiện nay, khu di tích có tên gọi Dinh Độc Lập. Ý nghĩa Dinh Độc Lập mang sự tự hào về dân tộc, về 1 thời hào hùng chống thực dân xâm lược.
Lịch mở cửa Dinh Độc Lập:
- Tòa nhà chính Di tích lịch sử Dinh Độc Lập: Từ 8:00 - 16:30 - Nhà Trưng bày "Từ Dinh Nodorom đến Dinh Độc Lập 1868 - 1966": Từ 8:30 - 16:30 |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Địa chỉ Dinh Độc Lập ở đâu? Di tích lịch sử Dinh Độc Lập mở cửa đến mấy giờ? (hình từ internet)
Vẽ bậy lên di tích lịch sử Dinh Độc Lập thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tuyên truyền, giới thiệu sai lệch nội dung, giá trị di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh quy định tại khoản 1 và điểm c khoản 7 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã bị lấn chiếm trừ trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này;
Như vậy hành vi vi vẽ bậy lên di tích lịch sử nói chung và di tích lịch sử Dinh Độc Lập nói riêng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức xử phạt trên được áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp chủ thể vi phạm là tổ chức, thì mức phạt là gấp đôi khung phạt tiền nêu trên, căn cứ theo Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP
Ngoài mức phạt tiền, người vi phạm còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hoá được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định Điều 54 Luật Di sản văn hóa 2001 (Hết hiệu lực 01/07/2025) quy định như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hoá bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hoá;
3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hoá;
4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hoá;
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hoá.
Như vậy, quản lý nhà nước về di sản văn hoá bao gồm các nội dung:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hoá;
- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hoá;
- Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hoá;
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
-. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
- Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hoá.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân do ai bầu ra? Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như thế nào?
- Điều dưỡng hạng 2: Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
- Đặt 10 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh môn Ngữ Văn lớp 6? Phân loại biện pháp tu từ so sánh? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp THCS?
- Mục tiêu chung của tuyên truyền cải cách hành chính theo Quyết định 049 là gì? Tuyên truyền cải cách hành chính thực hiện qua hình thức nào?
- Cục Bản quyền tác giả thuộc cơ quan nào? Cục Bản quyền tác giả có con dấu riêng không theo Quyết định 693?