Địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân có phải được phê duyệt trước khi xin cấp giấy phép xây dựng không? Hồ sơ đề nghị phê duyệt địa điểm xây dựng bao gồm những giấy tờ gì?
- Địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân có phải được phê duyệt trước khi xin cấp giấy phép xây dựng không? Hồ sơ đề nghị phê duyệt địa điểm xây dựng bao gồm những giấy tờ gì?
- Ai có thẩm quyền phê duyệt địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân?
- Cơ sở hạt nhân có phải chịu mọi chi phí xử lý chất thải phóng xạ sinh ra từ quá trình tháo dỡ không?
Địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân có phải được phê duyệt trước khi xin cấp giấy phép xây dựng không? Hồ sơ đề nghị phê duyệt địa điểm xây dựng bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 38 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định phê duyệt địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân như sau:
Phê duyệt địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân
1. Địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân phải được phê duyệt trước khi xin cấp giấy phép xây dựng hoặc đồng thời với việc xin cấp giấy phép xây dựng. Hồ sơ đề nghị phê duyệt địa điểm xây dựng bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Đơn đề nghị phê duyệt địa điểm;
b) Báo cáo tổng quan về việc lựa chọn địa điểm;
c) Thiết kế sơ bộ cơ sở hạt nhân;
d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
đ) Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
e) Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ;
g) Báo cáo thẩm định an toàn;
h) Kế hoạch kiểm xạ môi trường đất, không khí, nước dưới đất và nước mặt trong vùng bị ảnh hưởng khi cơ sở hoạt động.
2. Việc lựa chọn địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân phải căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
...
Như vậy, địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân phải được phê duyệt trước khi xin cấp giấy phép xây dựng hoặc đồng thời với việc xin cấp giấy phép xây dựng.
- Hồ sơ đề nghị phê duyệt địa điểm xây dựng bao gồm các giấy tờ sau đây:
+ Đơn đề nghị phê duyệt địa điểm;
+ Báo cáo tổng quan về việc lựa chọn địa điểm;
+ Thiết kế sơ bộ cơ sở hạt nhân;
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ;
+ Báo cáo thẩm định an toàn;
+ Kế hoạch kiểm xạ môi trường đất, không khí, nước dưới đất và nước mặt trong vùng bị ảnh hưởng khi cơ sở hoạt động.
Cơ sở hạt nhân (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền phê duyệt địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định như sau:
Phê duyệt địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân
...
3. Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân, trừ địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân, trừ địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Cơ quan nào có thẩm quyền quy định nội dung báo cáo phân tích an toàn và báo cáo đánh giá an toàn đối với cơ sở hạt nhân?
Căn cứ khoản 3 Điều 39 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định báo cáo phân tích an toàn và báo cáo đánh giá an toàn đối với cơ sở hạt nhân như sau:
Báo cáo phân tích an toàn và báo cáo đánh giá an toàn đối với cơ sở hạt nhân
1. Cơ sở hạt nhân phải lập báo cáo phân tích an toàn khi xin cấp giấy phép xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động, vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và vận hành nhà máy điện hạt nhân.
2. Cơ sở hạt nhân phải lập báo cáo đánh giá an toàn khi xin cấp hoặc cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ khác quy định tại Điều 18 của Luật này, trừ vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và vận hành nhà máy điện hạt nhân.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể nội dung báo cáo phân tích an toàn và báo cáo đánh giá an toàn đối với cơ sở hạt nhân.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể nội dung báo cáo phân tích an toàn và báo cáo đánh giá an toàn đối với cơ sở hạt nhân.
Cơ sở hạt nhân có phải chịu mọi chi phí xử lý chất thải phóng xạ sinh ra từ quá trình tháo dỡ không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định như sau:
Tháo dỡ, tẩy xạ cơ sở hạt nhân, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ
1. Khi chấm dứt hoạt động, cơ sở hạt nhân phải trình cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân phê duyệt kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
2. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức kiểm tra việc tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ và ra quyết định công nhận cơ sở hạt nhân đã hết trách nhiệm bảo đảm an toàn.
3. Cơ sở hạt nhân phải chịu mọi chi phí tháo dỡ và chi phí lưu giữ, xử lý chất thải phóng xạ sinh ra từ quá trình tháo dỡ.
4. Việc tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ đối với cơ sở hạt nhân.
Theo đó, cơ sở hạt nhân phải chịu mọi chi phí tháo dỡ và chi phí lưu giữ, xử lý chất thải phóng xạ sinh ra từ quá trình tháo dỡ.





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mẫu quyết định khen thưởng người cai nghiện ma túy năm 2025 mới nhất? Tải mẫu quyết định ở đâu?
- Nghị định 88/2025/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 193/2025/QH15 về thí điểm chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ?
- Chất tinh khiết là gì? Ví dụ? Tính chất của chất tinh khiết? Học sinh lớp 6 có những quyền nào theo Thông tư 32?
- Diện xét tốt nghiệp D3 là gì? Cách tính điểm tốt nghiệp THPT năm 2025 mới nhất như thế nào?
- Trường hợp cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng của chủ thể dữ liệu ai có trách nhiệm chứng minh?