Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng gồm có những dịch vụ nào? Hiệu lực của chứng thư chữ ký số công cộng là bao lâu?
Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng gồm có những dịch vụ nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 23/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
1. Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là dịch vụ do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp để xác thực chủ thể ký số trên thông điệp dữ liệu, bảo đảm tính chống chối bỏ của chủ thể ký với thông điệp dữ liệu và bảo đảm tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu được ký. Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng gồm:
a) Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo mô hình ký số trên các phương tiện lưu khóa bí mật bằng thiết bị phần cứng;
b) Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo mô hình ký số trên thiết bị di động;
c) Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo mô hình ký số từ xa.
2. Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng do tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy cung cấp bao gồm các hoạt động quy định tại các Điều 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43 và 44 của Nghị định này.
Theo đó, dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là dịch vụ do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp để xác thực chủ thể ký số trên thông điệp dữ liệu, bảo đảm tính chống chối bỏ của chủ thể ký với thông điệp dữ liệu và bảo đảm tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu được ký.
Do đó, dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng sẽ bao gồm những dịch vụ, cụ thể dưới đây:
- Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo mô hình ký số trên các phương tiện lưu khóa bí mật bằng thiết bị phần cứng;
- Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo mô hình ký số trên thiết bị di động;
- Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo mô hình ký số từ xa.
Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng gồm có những dịch vụ nào? Hiệu lực của chứng thư chữ ký số công cộng là bao lâu? (Hình từ Internet)
Hiệu lực của chứng thư chữ ký số công cộng là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 23/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký số
1. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia là 25 năm.
2. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy:
a) Chứng thư chữ ký số cho dịch vụ cấp dấu thời gian có hiệu lực tối đa là 05 năm;
b) Chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu có hiệu lực tối đa là 05 năm;
c) Chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có hiệu lực tối đa là 10 năm.
3. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số công cộng tối đa là 03 năm.
4. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử chuyên dùng trong trường hợp chữ ký điện tử chuyên dùng được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký điện tử chuyên dùng là 10 năm.
Như vậy, thời hạn của chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có hiệu lực tối đa là 10 năm.
Thuê bao sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có quyền và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 45 Nghị định 23/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, quyền và trách nhiệm của thuê bao sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được pháp luật quy định bao gồm:
(1) Có quyền yêu cầu tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp bằng văn bản những thông tin theo hợp đồng đã giao kết.
(2) Có quyền yêu cầu tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tạm dừng, thu hồi chứng thư chữ ký số đã cấp và tự chịu trách nhiệm về yêu cầu đó.
(3) Cung cấp thông tin theo quy định một cách trung thực, chính xác cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Trường hợp có sự thay đổi về một trong các thông tin đã cung cấp, thuê bao có trách nhiệm thông báo cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký công cộng để thực hiện thay đổi nội dung chứng thư chữ ký số công cộng.
(4) Trường hợp tự tạo cặp khóa cho mình, thuê bao phải bảo đảm thiết bị tạo cặp khóa đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng.
(5) Kiểm soát và sử dụng khóa bí mật của mình một cách an toàn trong suốt thời gian chứng thư chữ ký số công cộng có hiệu lực và bị tạm dừng.
(6) Thông báo trong thời gian 24 giờ cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng nếu phát hiện thấy dấu hiệu khóa bí mật của mình đã bị lộ, bị đánh cắp hoặc sử dụng trái phép để có các biện pháp xử lý.
(7) Khi đã đồng ý để tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng công bố chứng thư chữ ký số công cộng theo quy định tại khoản 3 Điều 38 của Nghị định 23/2025/NĐ-CP hoặc khi đã phát hành chứng thư chữ ký số công cộng đó cho người khác với mục đích để giao dịch, thuê bao được coi là đã cam kết với người nhận rằng thuê bao là người nắm giữ hợp pháp khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư chữ ký số công cộng đó và những thông tin trên chứng thư chữ ký số công cộng liên quan đến thuê bao là đúng sự thật, đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ xuất phát từ chứng thư chữ ký số công cộng đó.
(8) Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm quy định tại các mục (3), (4), (5), (6) và (7) và các quy định của pháp luật khác có liên quan.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp 10 Lời chúc thành lập doanh nghiệp? 07 trường hợp tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam?
- Cục Phòng bệnh có tiếng giao dịch tiếng Anh là gì? Biên chế của Cục Phòng bệnh được xác định ra sao?
- Cách làm trend Phật đản góc phải màn hình máy tính - Trend Lễ phật đản google thế nào? Mục đích, ý nghĩa của Đại lễ Phật đản Vesak là gì?
- Trường hợp phát hiện văn bản trái pháp luật có nội dung mâu thuẫn thì sẽ giải quyết như thế nào?
- Quyết định 1280/QĐ-BGDĐT 2025 công bố thủ tục hành chính xét thăng hạng giảng viên và giáo viên mới nhất chi tiết thế nào?