Diện xét tốt nghiệp là gì? Thông tin về Diện xét tốt nghiệp chi tiết mới nhất theo Thông tư 24 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông?
Diện xét tốt nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 42 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì:
Điểm ưu tiên
1. Xét công nhận tốt nghiệp THPT tính theo 3 diện gồm Diện 1, Diện 2, Diện 3; trong đó, thí sinh Diện 1 là những thí sinh bình thường không được cộng điểm ưu tiên; thí sinh Diện 2 và Diện 3 được cộng điểm ưu tiên.
...
Theo đó, Diện xét tốt nghiệp hay còn gọi là diện ưu tiên xét công nhận tốt nghiệp THPT là việc phân loại giữa các thí sinh được cộng điểm ưu tiên và các thi sinh bình thường không được cộng điểm ưu tiên trong việc xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Trong đó, Diện xét tốt nghiệp/ diện ưu tiên xét công nhận tốt nghiệp THPT gồm Diện 1, Diện 2, Diện 3, cụ thể:
- Thí sinh Diện 1 là những thí sinh bình thường không được cộng điểm ưu tiên
- Thí sinh Diện 2 và Diện 3 được cộng điểm ưu tiên.
Công thức xét công nhận tốt nghiệp Điểm xét tốt nghiệp THPT (ĐXTN) gồm: (1) Điểm các môn thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT được quy về thang điểm 10 để tính ĐXTN; (2) Điểm trung bình các năm học ở cấp THPT (ĐTB các năm học) được tính theo công thức dưới đây: Trong đó, ĐTB lớp 10, ĐTB lớp 11, ĐTB lớp 12 là điểm trung bình cộng của tất cả các môn học được đánh giá bằng điểm số của từng năm học đó. ĐTB từng năm học và ĐTB các năm học được làm tròn đến 2 (hai) chữ số thập phân. (3) Điểm ưu tiên (ƯT), khuyến khích (KK) nếu có. (Điều 44 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT) |
Diện xét tốt nghiệp là gì? Thông tin về Diện xét tốt nghiệp chi tiết mới nhất theo Thông tư 24 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông? (Hình từ Internet)
Thông tin về Diện xét tốt nghiệp chi tiết theo Thông tư 24 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông?
Như đã nêu ở Mục 1, Diện xét tốt nghiệp hay còn gọi là diện ưu tiên xét công nhận tốt nghiệp THPT là việc phân loại giữa các thí sinh được cộng điểm ưu tiên và các thi sinh bình thường không được cộng điểm ưu tiên khi tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Diện xét tốt nghiệp/ diện ưu tiên xét công nhận tốt nghiệp THPT tính theo 3 diện gồm Diện 1, Diện 2, Diện 3.
Theo đó, cụ thể Thông tin về Diện xét tốt nghiệp chi tiết như sau:
Tên Diện | Điểm ưu tiên | Đối tượng |
Diện 1 (Diện Bình thường) | Không được cộng điểm ưu tiên | Những thí sinh bình thường không được cộng điểm ưu tiên Ký hiệu: D1 |
Diện 2 | Cộng 0,25 điểm | (1) Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81 % (đối với GDTX) Ký hiệu: D2-TB2 (2) Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động Ký hiệu: D2-TB2 (3) Con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động Ký hiệu: D2-CAH (4) Người dân tộc thiểu số Ký hiệu: D2-TS2 (5) Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nơi thường trú trong thời gian học cấp THPT từ 03 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 theo Quyết định số 135/QĐ- TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ (tính từ thời điểm các xã này hoàn thành Chương trình 135 trở về trước); xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã khu vực I, II, III và xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp THPT Ký hiệu: D2-VS2 (6) Người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hóa học Ký hiệu: D2-CHH (7) Có tuổi đời từ 35 trở lên, tính đến ngày thi (đối với thí sinh GDTX) Ký hiệu: D2-T35 |
Diện 3 | Cộng 0,5 điểm | (1) Người dân tộc thiểu số có nơi thường trú trong thời gian học cấp THPT từ 03 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ (tính từ thời điểm các xã này hoàn thành Chương trình 135 trở về trước); xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã khu vực I, II, III và xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận của các thành phố trực thuộc Trung ương Ký hiệu: D3-TS3 (2) Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (đối với GDTX) Ký hiệu: D3-TB3 (2) Con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. (3) Con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Ký hiệu: D3-CLS |
Cơ sở pháp lý:
- Điều 42 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT
- Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT
Lưu ý:
- Thí sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên chỉ được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất.
- Những diện ưu tiên khác đã được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành sẽ do Bộ trưởng Bộ GDĐT xem xét, quyết định.
Tiêu chuẩn, điều kiện đối với những người tham gia tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?
Tiêu chuẩn, điều kiện đối với những người tham gia tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được quy định tại Điều 6 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
(1) Những người tham gia tổ chức kỳ thi phải:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức chấp hành pháp luật và tinh thần trách nhiệm cao;
- Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;
- Không đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật hoặc đã bị kết án mà chưa hết thời hạn xoá kỷ luật hoặc xoá án tích.
(2) Những người có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; người giám hộ; người được giám hộ (gọi chung là người thân) dự thi trong năm tổ chức kỳ thi không được tham gia công tác ra đề thi cho kỳ thi và không được tham gia tổ chức thi tại địa phương nơi có người thân dự thi.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về biên bản xác nhận hiện trạng công trình liền kề khi phá/xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào?
- Thủ tục công nhận hộ nghèo hộ cận nghèo định kỳ hằng năm tại cấp xã năm 2025 thực hiện ra sao?
- Gợi ý 09 bộ phim cách mạng phải xem lại nhân dịp ngày 30 tháng 4? 10 Hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng Miền Nam?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ tự đánh giá chương trình đào tạo mới nhất 2025? Tải mẫu báo cáo ở đâu?
- Lịch trình Concert quốc gia 30 4 2025 chi tiết? Các hoạt động Concert quốc gia 30 4 tại TP Hồ Chí Minh?