Điều dưỡng trung cấp là gì? Kiến thức ngành điều dưỡng trung cấp được quy định thế nào theo Thông tư 54?
Điều dưỡng trung cấp là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục B Phần 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH có định nghĩa về điều dưỡng trung cấp như sau:
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Điều dưỡng trình độ trung cấp là ngành, nghề về chăm sóc sức khỏe người bệnh, có nhiệm vụ chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề Điều dưỡng là người đảm nhận việc chăm sóc, kiểm tra tình trạng sức khỏe của người bệnh; trực tiếp theo dõi và hỗ trợ cho bệnh nhân trong suốt quá trình trị liệu. Phạm vi công việc của điều dưỡng khác nhau tùy theo các cơ sở y tế, vị trí việc làm. Tuy nhiên, công việc chủ yếu chung nhất của nghề điều dưỡng là: điều dưỡng tiếp đón, điều dưỡng hành chính, điều dưỡng chăm sóc, điều dưỡng phục hồi chức năng, điều dưỡng dinh dưỡng, điều dưỡng cộng đồng.
Để hành nghề, người điều dưỡng phải có sức khỏe tốt, có ý đức, có đủ kiến thức về chính trị, pháp luật, kiến thức về chuyên môn và kỹ năng giao tiếp đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, tôn trọng tính cá biệt của người bệnh.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ).
Theo đó, điều dưỡng trung cấp được hiểu là ngành, nghề về chăm sóc sức khỏe người bệnh, có nhiệm vụ chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngoài ra, người học ngành điều dưỡng trung cấp cần phải đạt được khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ).
Điều dưỡng trung cấp là gì? Kiến thức ngành điều dưỡng trung cấp được quy định thế nào theo Thông tư 54? (Hình từ Internet)
Kiến thức ngành điều dưỡng trung cấp được quy định thế nào theo Thông tư 54?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục B Phần 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Theo đó, người học ngành điều dưỡng trung cấp sẽ được học tập những kiến thức, cụ thể sau đây:
- Trình bày được các kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở và chuyên ngành để giải thích nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và hướng điều trị người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc người bệnh;
- Phân tích được về dược lý, dinh dưỡng, tâm lý con người, kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành chăm sóc người bệnh;
- Giải thích được quá trình dược động học của thuốc, tác dụng của thuốc, quy chế sử dụng thuốc để sử dụng thuốc hợp lý và an toàn;
- Trình bày được kiến thức về vi ký sinh để xác định các nguyên nhân gây bệnh, nguồn lây nhiễm để lập kế hoạch phòng bệnh;
- Giải thích được quy trình tiếp nhận người bệnh vào viện và hướng dẫn được cho người bệnh các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho người bệnh ra viện;
- Phân tích được được đặc điểm tâm lý từng người bệnh để lựa chọn phương pháp giao tiếp và tư vấn sức khỏe phù hợp;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Mã số chức danh điều dưỡng được pháp luật quy định thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2025/TT-BYT có quy định như sau:
Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y
1. Chức danh điều dưỡng, bao gồm:
a) Điều dưỡng hạng I, mã số: V.08.05.31;
b) Điều dưỡng hạng II, mã số: V.08.05.11;
c) Điều dưỡng hạng III, mã số: V.08.05.12;
d) Điều dưỡng hạng IV, mã số: V.08.05.13.
2. Chức danh hộ sinh, bao gồm:
a) Hộ sinh hạng II, mã số: V.08.06.14;
b) Hộ sinh hạng III, mã số: V.08.06.15;
c) Hộ sinh hạng IV, mã số: V.08.06.16.
3. Chức danh kỹ thuật y, bao gồm:
a) Kỹ thuật y hạng I, mã số: V.08.07.32;
b) Kỹ thuật y hạng II, mã số: V.08.07.17;
c) Kỹ thuật y hạng III, mã số: V.08.07.18;
d) Kỹ thuật y hạng IV, mã số: V.08.07.19.
Như vậy, đối với chức danh điều dưỡng thì mã số được pháp luật quy định bao gồm:
- Điều dưỡng hạng I, mã số: V.08.05.31;
- Điều dưỡng hạng II, mã số: V.08.05.11;
- Điều dưỡng hạng III, mã số: V.08.05.12;
- Điều dưỡng hạng IV, mã số: V.08.05.13.
Ngoài ra, tại Điều 3 Thông tư 02/2025/TT-BYT có quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng có nội dung sau đây:
- Tận tụy phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
- Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
- Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện thi bằng lái xe hạng B1 là gì? Tiêu chuẩn sức khỏe thi bằng lái xe hạng B1? Thời hạn của bằng lái xe hạng B1?
- Chủ tịch UBND xã 34 tỉnh thành có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)?
- Thông tư 51 quy định về việc thực hiện công tác xã hội được áp dụng đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh nào?
- Trách nhiệm của người quản lý, sử dụng đường bộ trong quản lý khai thác bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý là gì?
- Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là gì? Hộ gia đình có quyền và nghĩa vụ gì trong thi đua và khen thưởng?