Diễu hành xe hoa kính mừng Đại lễ Phật đản Vesak diễn ra lúc mấy giờ? Chi tiết lộ trình diễu hành xe hoa tại TPHCM?
Diễu hành xe hoa kính mừng Đại lễ Phật đản Vesak diễn ra lúc mấy giờ? Chi tiết lộ trình diễu hành xe hoa tại TPHCM?
Theo Kế hoạch 038/KH-BTS năm 2025 Kế hoạch Đại lễ Phật Đản Vesak 2025 PL.2569 tải về thì thời gian và lộ trình diễu hành xe hoa kính mừng Đại lễ Phật đản Vesak được nêu cụ thể sau đây:
Vào ngày 13/4/Ất Tỵ (10/5/2025): Điễu hành xe hoa kính mừng Đại lễ Phật đản Vesak
Lúc 16 giờ 00: Tất cả xe hoa tập kết cập lề đường Lê Hồng Phong nối dài (khu vực trước cổng văn phòng Ban Trị sự GHPGVN Thành phố) đến đường Hoàng Duy Khương và Cao Thắng (nối dài). Lúc 19 giờ 00: Diễu hành xe hoa kính mừng Đại lễ Phật đản Vesak Lộ trình diễu hành xe hoa tại TPHCM: (Việt Nam Quốc Tự) đường 3/2 > Sư Vạn Hạnh > An Dương Vương > Nguyễn Văn Cừ > Trần Hưng Đạo > Lê Lai > Phạm Hồng Thái > CMT8 (Bồ tát Thích Quảng Đức) ) Lý Thường Kiệt > Lạc Long Quân > Âu Cơ > Lê Đại Hành > đường 3/2 (cổng chính Việt Nam Quốc Tự). |
Lưu ý:
- Chư tôn đức Tăng, Ni trang nghiêm Y hậu, Phật tử mặc áo tràng suốt thời gian cử hành lễ.
- Ban Trị sự GHPGVN (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam) TP.Thủ Đức và 21 quận huyện có trách nhiệm hướng dẫn Tăng, Ni, Phật tử đứng đúng vị trí do Ban Tổ chức quy định; mỗi đoàn cử một vị giữ trật tự, nhắc nhở các thành viên trong đoàn tự trang nghiêm trong khi hành lễ; sau khi hoàn mãn, Tăng Ni, Phật tử trở về địa phương tiếp tục tham dự Đại lễ do Giáo hội và các tự viện tổ chức.
Diễu hành xe hoa kính mừng Đại lễ Phật đản Vesak diễn ra lúc mấy giờ? Chi tiết lộ trình diễu hành xe hoa tại TPHCM? (Hình từ Internet)
Người tham gia Đại lễ Phật đản Vesak có trách nhiệm thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
1. Người tham gia lễ hội có các quyền sau
a) Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
b) Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
c) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Theo đó, người tham gia Đại lễ Phật đản Vesak có trách nhiệm sau đây:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP còn phải thực hiện các quy định sau:
- Không đi lễ hội trong giờ hành chính;
- Không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
05 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định như sau:
Theo đó, pháp luật hiện hành quy định về 05 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, cụ thể:
(1) Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
(2) Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
(3) Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
(4) Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
- Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
- Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
- Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
- Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
(5) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3 cách lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp là gì? Thời gian lấy ý kiến sửa Hiến pháp khi nào theo Kế hoạch 05?
- Chi cục Hàng hải và Đường thủy thuộc cơ quan nào? Nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa ra sao?
- Hệ thống KRX có gì mới? Hệ thống KRX có ưu điểm gì? So sánh hệ thống KRX với hệ thống hiện tại chi tiết?
- Nền tảng Họp trực tuyến là gì? Các tiêu chí chung áp dụng cho phần mềm họp trực tuyến được quy định như thế nào?
- Nói mỉa là gì? Biện pháp nói mỉa là gì? Ví dụ về biện pháp tu từ nói mỉa? Tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa?