Điều tra viên là gì? Các ngạch Điều tra viên? 5 điều Điều tra viên không được làm? Nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên?
Điều tra viên là gì? Các ngạch Điều tra viên?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 định nghĩa Điều tra viên như sau:
Điều tra viên
1. Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ Điều tra hình sự.
2. Điều tra viên gồm có các ngạch sau đây:
a) Điều tra viên sơ cấp;
b) Điều tra viên trung cấp;
c) Điều tra viên cao cấp.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ Điều tra hình sự.
Theo đó, các ngạch Điều tra viên gồm có:
- Điều tra viên sơ cấp;
- Điều tra viên trung cấp;
- Điều tra viên cao cấp.
Điều tra viên là gì? Các ngạch Điều tra viên? 5 điều Điều tra viên không được làm? Nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên? (Hình từ Internet)
5 điều Điều tra viên không được làm? Nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên?
5 điều Điều tra viên không được làm được quy định tại Điều 54 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 như sau:
(1) Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.
(2) Tư vấn cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
(3) Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
(4) Đưa hồ sơ, tài liệu vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
(5) Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Bên cạnh đó, tại Điều 53 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên như sau:
- Điều tra viên được tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt động Điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.
- Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ Luật tố tụng Hình sự 2015 khi được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra vụ án hình sự.
- Điều tra viên có trách nhiệm sau đây:
+ Áp dụng các biện pháp theo quy định của Bộ Luật tố tụng Hình sự 2015 và pháp luật khác có liên quan để Điều tra, xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ;
+ Tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra;
+ Từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do Bộ Luật tố tụng Hình sự 2015 quy định;
+ Chấp hành quy định của pháp luật về những việc cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.
- Điều tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra về hành vi, quyết định của mình.
Điều tra viên đương nhiên bị mất chức danh Điều tra viên khi nào?
Căn cứ vào Điều 56 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên
1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Điều tra viên trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định, trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
2. Điều tra viên đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên khi nghỉ hưu, chuyển công tác khác.
Điều tra viên có thể được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên vì lý do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Điều tra viên đương nhiên bị mất chức danh Điều tra viên khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân, buộc thôi việc.
4. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, Điều tra viên có thể bị cách chức chức danh Điều tra viên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm trong công tác Điều tra vụ án hình sự;
b) Vi phạm quy định tại Điều 14 của Luật này;
c) Bị kỷ luật bằng hình thức cách chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
d) Vi phạm về phẩm chất đạo đức.
Theo đó, Điều tra viên đương nhiên bị mất chức danh Điều tra viên khi thuộc trường hợp sau đây:
- Bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; hoặc
- Bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân, buộc thôi việc.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Trách nhiệm bảo hiểm dân sự của chủ xe cơ giới bị loại trừ trong những trường hợp nào? Chủ xe cơ giới được hiểu ra sao?
- Hệ thống nào hỗ trợ tạo tài khoản đăng ký kinh doanh trực tuyến? Thanh toán lệ phí đăng ký doanh nghiệp ra sao?
- Danh mục chứng chỉ ngoại ngữ được sử dụng để xét miễn thi ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT?
- Cục du lịch Quốc gia Việt Nam có tên tiếng anh là gì? Tên viết tắt tiếng anh là gì theo Quyết định 488?
- Mẫu hồ sơ Công tác xã hội trong cơ sở khám bệnh chữa bệnh mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Thông tư 51?