Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội là gì? Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội phải được hoàn thành trước ngày bao nhiêu?
Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 như sau:
Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội
...
3. Đề xuất nhiệm vụ lập pháp bao gồm: tờ trình; danh mục nhiệm vụ lập pháp, trong đó nêu rõ căn cứ, nội dung cần được nghiên cứu, rà soát, thể chế hóa, dự kiến thời hạn hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát và thời hạn cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (nếu có).
4. Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội là danh mục các nhiệm vụ lập pháp, trong đó xác định cụ thể yêu cầu về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc nghiên cứu, đề xuất ban hành mới luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; cơ quan chủ trì thực hiện; thời gian hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên hằng năm của nhiệm kỳ Quốc hội.
5. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội ngay sau khi được phê duyệt. Trường hợp phát sinh các nhiệm vụ lập pháp mới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh kế hoạch triển khai thực hiện.
6. Chính phủ và cơ quan, tổ chức được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao thực hiện các nhiệm vụ lập pháp ban hành kế hoạch thực hiện Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội; trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ lập pháp có thể chủ động xây dựng chính sách, soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội là danh mục các nhiệm vụ lập pháp, trong đó xác định cụ thể yêu cầu về:
- Việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc nghiên cứu, đề xuất ban hành mới luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Cơ quan chủ trì thực hiện;
- Thời gian hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên hằng năm của nhiệm kỳ Quốc hội.
Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội là gì? Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội phải được hoàn thành trước ngày bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội phải được hoàn thành trước ngày bao nhiêu?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 23 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định như sau:
Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì, phối hợp với Chính phủ xây dựng Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội, hoàn thành trước ngày 01 tháng 9 của năm đầu tiên nhiệm kỳ Quốc hội, để trình cơ quan có thẩm quyền của Đảng phê duyệt.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề xuất nhiệm vụ lập pháp; Chủ tịch nước, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu Quốc hội gửi đề xuất nhiệm vụ lập pháp đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 01 tháng 8 của năm đầu tiên nhiệm kỳ Quốc hội để xem xét đưa vào Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội.
...
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì, phối hợp với Chính phủ xây dựng Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội hoàn thành trước ngày 01 tháng 9 của năm đầu tiên nhiệm kỳ Quốc hội, để trình cơ quan có thẩm quyền của Đảng phê duyệt.
Việc tổ chức Soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được thực hiện thế nào?
Việc tổ chức Soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, cụ thể như sau:
(1) Đối với luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách, việc soạn thảo được thực hiện trên cơ sở các chính sách đã được thông qua.
Trường hợp bổ sung chính sách mới trong quá trình soạn thảo thì chính sách mới phải được thực hiện theo quy định tại các điều 28, 29, 30, 31 và 32 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025;
(2) Đối với luật, pháp lệnh, nghị quyết không phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách, việc soạn thảo được thực hiện trên cơ sở kế hoạch triển khai thực hiện Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội và Chương trình lập pháp hằng năm.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đúng không? Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh theo Hướng dẫn 69?
- Ngày 11 tháng 5 là ngày gì của Mẹ? Ý nghĩa ngày của Mẹ 11 5? Ngày của Mẹ là ngày nào ở Việt Nam? 11 5 là ngày gì của Mẹ?
- Tổng hợp hình ảnh 87 phiên bản bảo vật quốc gia Phật giáo Việt Nam tại Đại lễ Vesak 2025? Hình ảnh bảo vật quốc gia Phật giáo Việt Nam tại Vesak 2025?
- Đáp án cuộc thi Tìm hiểu và nâng cao kiến thức pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế 2025?
- Ngày Giải phóng thành phố Hải Phòng thứ mấy 2025? Năm 2025 là kỷ niệm mấy năm ngày giải phóng Hải Phòng?