Doanh nghiệp Việt Nam có thể vay nước ngoài thông qua những hình thức nào? Vay nước ngoài tự vay, tự trả là gì?
- Doanh nghiệp Việt Nam có thể vay nước ngoài thông qua những hình thức nào? Vay nước ngoài tự vay, tự trả là gì?
- Các biện pháp phù hợp để quản lý vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả sẽ được Thủ tướng Chính phủ quyết định kích hoạt khi nào?
- Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả có nằm trong nội dung quản lý nhà nước không?
Doanh nghiệp Việt Nam có thể vay nước ngoài thông qua những hình thức nào? Vay nước ngoài tự vay, tự trả là gì?
Doanh nghiệp Việt Nam có thể vay nước ngoài thông qua những hình thức nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 219/2013/NĐ-CP thì:
1. Vay nước ngoài là việc Bên đi vay nhận khoản tín dụng từ Người không cư trú thông qua việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận vay nước ngoài dưới hình thức hợp đồng vay, hợp đồng mua bán hàng trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ của Bên đi vay.
Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể vay nước ngoài từ người không cư trú tại Việt Nam thông qua những hình thức sau:
- Hợp đồng vay;
- Hợp đồng mua bán hàng hóa trả chậm;
- Hợp đồng ủy thác cho vay;
- Hợp đồng cho thuê tài chính;
- Phát hành công cụ nợ (tín phiếu, hối phiếu nhận nợ, trái phiếu) trên thị trường quốc tế
Vay nước ngoài tự vay, tự trả là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 219/2013/NĐ-CP thì vay nước ngoài tự vay, tự trả hay còn gọi là vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh là việc Bên đi vay thực hiện vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ với bên cho vay nước ngoài.
Ngoài ra, nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả (sau đây gọi là “nợ nước ngoài tự vay, tự trả”) là các khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc và lãi phát sinh từ việc vay nước ngoài tự vay, tự trả của Bên đi vay theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam có thể vay nước ngoài thông qua những hình thức nào? Vay nước ngoài tự vay, tự trả là gì? (Hình từ Internet)
Các biện pháp phù hợp để quản lý vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả sẽ được Thủ tướng Chính phủ quyết định kích hoạt khi nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 219/2013/NĐ-CP về nguyên tắc quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh:
Nguyên tắc quản lý
1. Chính phủ quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả trong khuôn khổ quản lý nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm an toàn nợ trong giới hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và cân đối vĩ mô của nền kinh tế.
...
3. Các khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả dưới hình thức nhập hàng trả chậm phải phù hợp với chính sách quản lý ngoại hối, chính sách thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Bên đi vay tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ký và thực hiện hợp đồng vay nước ngoài tự vay, tự trả. Chính phủ không chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả của các Bên đi vay.
5. Chính sách quản lý vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả phải phối hợp với chính sách quản lý tín dụng trong nước nhằm đảm bảo mục tiêu của chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ.
6. Trường hợp cần thiết, để đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia và duy trì các chỉ tiêu an toàn nợ, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp phù hợp để quản lý vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả.
Như vậy, trong trường hợp cần thiết, để đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia và duy trì các chỉ tiêu an toàn nợ, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp phù hợp để quản lý vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả.
Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả có nằm trong nội dung quản lý nhà nước không?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 219/2013/NĐ-CP về nội dung quản lý nhà nước về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả:
Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả
1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả.
2. Theo dõi các dòng tiền liên quan đến vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả phục vụ việc tổng hợp cán cân thanh toán quốc tế, điều hành chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối.
3. Tổng hợp, báo cáo thông tin về vay nước ngoài tự vay, tự trả.
4. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả.
5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả.
6. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả.
7. Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả.
Như vậy, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả thuộc nội dung quản lý nhà nước về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả theo quy định.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản năm 2025? Tải mẫu quyết định ở đâu?
- Quy trình ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư? Hợp đồng mẫu áp dụng trong mua bán căn hộ chung cư?
- Cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có phải cung cấp thông tin số liệu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
- Hành vi tấn công mạng và có liên quan đến tấn công mạng có phải hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng internet không?
- Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?