Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước mới nhất gồm những đơn vị nào theo Nghị định 26?
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước mới nhất gồm những đơn vị nào theo Nghị định 26?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 26/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
16. Cục Quản lý, giám sát tổ chức tín dụng.
17. Cục An toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
18. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại các Khu vực (Ngân hàng Nhà nước Khu vực).
19. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
20. Thời báo Ngân hàng.
Các đơn vị quy định từ 1 đến 18 là tổ chức hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các đơn vị quy định tại 19 và 20 là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính có 6 phòng. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Tổ chức cán bộ có 5 phòng. Vụ Thanh toán có 4 phòng. Vụ Pháp chế có 3 phòng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước bao gồm các đơn vị sau đây:
- Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
- Thời báo Ngân hàng.
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngân hàng nhà nước mới nhất gồm những đơn vị nào theo Nghị định 26? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước có phải tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 26 Điều 2 Nghị định 26/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
24. Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước; tổ chức thực hiện theo dõi, đánh giá, giám sát, kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
25. Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.
26. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
27. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo thực hiện cơ chế hoạt động của các đơn vị dịch vụ công trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; quản lý các đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
28. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.
Sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
29. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với hội, các tổ chức phi Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
30. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, ngân hàng Nhà nước là cơ quan có nhiệm vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định 26/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng) và các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng) và các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi tiết Lịch Triển lãm Doraemon Landmark 81 TPHCM? 8 Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động triển lãm thế nào?
- Dự án quan trọng quốc gia là gì? Tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia gồm những tiêu chí nào?
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ phát triển khoa học và công nghệ được thực hiện như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển thiết kế và xây lắp qua mạng mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Thông tư 22?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực trong các trường hợp nào?