Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗn hợp gồm dự án nào? Công năng phục vụ có phải căn cứ để phân loại dự án đầu tư xây dựng không?
Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗn hợp gồm dự án nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về phân loại dự án đầu tư xây dựng.
Theo đó, dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗn hợp gồm nhiều nguồn vốn nêu trên được phân loại như sau:
+ Dự án sử dụng một phần vốn đầu tư công là dự án đầu tư công, được quản lý theo pháp luật về đầu tư công;
+ Dự án PPP có sử dụng vốn đầu tư công được quản lý theo quy định của pháp luật về PPP;
+ Dự án sử dụng vốn hỗn hợp bao gồm vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn khác: trường hợp có tỷ lệ vốn nhà nước ngoài đầu tư công lớn hơn 30% hoặc trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư thì được quản lý theo các quy định đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công; trường hợp còn lại được quản lý theo quy định đối với dự án sử dụng vốn khác. Tỷ lệ vốn nhà nước ngoài đầu tư công do người quyết định đầu tư xem xét quyết định làm cơ sở lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Công năng phục vụ có phải căn cứ để phân loại dự án đầu tư xây dựng không?
Căn cứ theo Điều 49 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về phân loại dự án đầu tư xây dựng như sau:
Phân loại dự án đầu tư xây dựng
1. Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, mức độ quan trọng; công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý; nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư.
2. Căn cứ quy mô, mức độ quan trọng, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.
3. Căn cứ công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:
a) Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng;
b) Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp;
c) Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật;
d) Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;
đ) Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
e) Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh;
g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác
...
Theo đó, dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, mức độ quan trọng; công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý; nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư.
Như vậy, công năng phục vụ là một trong những căn cứ để phân loại dự án đầu tư xây dựng.
Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗn hợp gồm dự án nào? (Hình từ Internet)
Phê duyệt dự án xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc phê duyệt dự án triển khai sau thiết kế cơ sở như sau:
Nguyên tắc lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
1. Khách quan, minh bạch về trình tự, thủ tục, hồ sơ, kết quả thẩm định và tuân thủ các quy định về thủ tục hành chính trong quá trình thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng.
2. Việc lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, phê duyệt dự án được thực hiện với toàn bộ dự án, từng dự án thành phần, hoặc theo giai đoạn thực hiện đối với một hoặc một số công trình của dự án (theo phân kỳ đầu tư) bảo đảm các yêu cầu nêu tại quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quy định của pháp luật có liên quan.
3. Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện đối với toàn bộ các công trình hoặc từng công trình của dự án hoặc từng phần của công trình theo giai đoạn thi công công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư nhưng phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ về nội dung và các cơ sở tính toán giữa các giai đoạn và với thiết kế cơ sở được thẩm định, phê duyệt.
4. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đúng thẩm quyền hoặc theo ủy quyền sau khi dự án, thiết kế xây dựng được các cơ quan có thẩm quyền kết luận đủ điều kiện và được cơ quan chủ trì thẩm định tổng hợp, trình phê duyệt theo quy định.
...
Theo đó, đối với việc phê duyệt dự án xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với toàn bộ dự án, từng dự án thành phần, hoặc theo giai đoạn thực hiện đối với một hoặc một số công trình của dự án (theo phân kỳ đầu tư)
Ngoài ra, việc phê duyệt dự án xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở phải bảo đảm các yêu cầu nêu tại quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quy định của pháp luật có liên quan.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 26 tháng 4 là ngày gì? Ngày 26 4 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 26 tháng 4 có sự kiện gì?
- Chính thức sử dụng kết quả công việc 03 năm gần nhất của cán bộ công chức để đánh giá thực hiện tinh giản biên chế đúng không?
- Nghị quyết 104/NQ-CP về dự án sửa đổi Luật Cán bộ công chức mới nhất? Tải về Nghị quyết 104/NQ-CP?
- Cục Đường bộ Việt Nam có chức năng gì? Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam quy định chức năng của tổ chức nào?
- Xe ô tô lạng lách đánh võng gây tai nạn giao thông khi tham gia giao thông đường bộ bị phạt bao nhiêu 2025?