Dự án điện lực cung cấp điện vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thuộc danh mục ưu tiên đầu tư của Nhà nước không?
Dự án điện lực cung cấp điện vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thuộc danh mục ưu tiên đầu tư của Nhà nước không?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 56/2025/NĐ-CP quy định
Tiêu chí xác định dự án điện lực thuộc danh mục ưu tiên đầu tư của Nhà nước
Dự án điện lực do doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp này nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện đầu tư thuộc danh mục ưu tiên đầu tư của Nhà nước theo các tiêu chí như sau:
1. Đầu tư dự án điện lực để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, giải quyết các vấn đề bức thiết về bảo đảm an ninh cung cấp điện bao gồm:
a) Dự án, công trình điện lực khẩn cấp;
b) Dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên của ngành điện theo quy hoạch phát triển điện lực;
c) Dự án điện lực do Nhà nước độc quyền đầu tư xây dựng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Luật Điện lực;
d) Dự án điện lực phục vụ quốc phòng, an ninh theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Dự án lưới điện thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của Luật Đất đai.
3. Dự án điện lực cung cấp điện vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Dự án điện năng lượng mới, năng lượng tái tạo thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với các mục tiêu, cam kết của quốc gia.
Theo đó, dự án điện lực cung cấp điện vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục ưu tiên đầu tư của Nhà nước.
Dự án điện lực cung cấp điện vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thuộc danh mục ưu tiên đầu tư của Nhà nước không? (Hình từ Internet)
Quy định chung về đầu tư xây dựng dự án điện lực là gì?
Căn cứ Điều 12 Luật Điện lực 2024 thì quy định chung về đầu tư xây dựng dự án điện lực gồm:
- Các mốc tiến độ thực hiện mục tiêu từng giai đoạn của dự án đầu tư nguồn điện theo quy định của pháp luật về đầu tư phải được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư. Chính phủ quy định chi tiết các mốc tiến độ thực hiện mục tiêu từng giai đoạn của dự án đầu tư nguồn điện quy định tại khoản này.
- Trong từng thời kỳ và đối với từng loại hình dự án đầu tư nguồn điện, Chính phủ quy định về cơ chế bảo đảm tiêu thụ nguồn khí thiên nhiên khai thác trong nước; nguyên tắc chuyển ngang giá nhiên liệu sang giá điện; sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn.
- Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về nguyên tắc tính giá điện để thực hiện dự án điện lực.
- Chính phủ quy định tiêu chí xác định dự án điện lực thuộc danh mục ưu tiên đầu tư của Nhà nước trong lĩnh vực điện lực. Căn cứ tiêu chí do Chính phủ quy định, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định danh mục các dự án điện lực sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp này nắm giữ 100% vốn điều lệ làm chủ đầu tư thuộc danh mục ưu tiên đầu tư của Nhà nước được vay lại vốn và cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng theo quy định của Luật Quản lý nợ công 2017.
Dự án điện lực khẩn cấp phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 56/2025/NĐ-CP quy định dự án điện lực khẩn cấp phải bảo đảm các nguyên tắc như sau:
- Thuộc danh mục dự án điện lực trong quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh hoặc kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh trong đó có nội dung phương án phát triển mạng lưới cấp điện. Trường hợp dự án chưa có trong quy hoạch hoặc kế hoạch thì phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hoặc điều chỉnh kế hoạch theo quy định pháp luật về quy hoạch;
- Chưa xác định chủ đầu tư và cần rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng so với trình tự thủ tục đầu tư xây dựng thông thường để bảo đảm kịp thời đáp ứng yêu cầu giải quyết các vấn đề bức thiết về bảo đảm an ninh cung cấp điện.
Lưu ý: Căn cứ Điều 14 Luật Điện lực 2024 quy định dự án, công trình điện lực khẩn cấp bao gồm:
- Dự án, công trình điện lực xây mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhằm kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Dự án, công trình xây dựng nguồn điện và lưới điện đấu nối nhằm bù đắp lượng công suất nguồn điện thiếu hụt so với công suất theo quy hoạch phát triển điện lực: do chậm tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng nguồn điện khác gây nguy cơ thiếu điện; do phụ tải khu vực, quốc gia tăng ngoài dự tính; do dừng dự án đầu tư xây dựng công trình nguồn điện khác;
- Dự án, công trình xây dựng lưới điện có vai trò quan trọng trong việc truyền tải công suất nguồn điện giữa các khu vực để chống quá tải của lưới điện; theo yêu cầu cấp bách bảo đảm quốc phòng, an ninh hoặc yêu cầu cấp bách cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mẫu viết bài văn nghị luận về hút thuốc lá? Yêu cầu cẩn đạt của kỹ năng thực hành viết văn nghị luận học sinh lớp 9 là gì?
- Đào tạo bồi dưỡng 10 000 giám đốc điều hành phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 ra sao?
- Link tham dự cuộc thi Tự hào Việt Nam chặng 2 năm 2025? Hướng dẫn tham gia cuộc thi chi tiết?
- Liên đoàn Địa chất Đông Bắc trực thuộc cơ quan nào? Có trụ sở tại đâu? 12 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- 03 Đoạn văn miêu tả về Dinh Độc Lập lớp 5 ngắn gọn? Lập dàn ý? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp tiểu học?