Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc đời sống riêng tư của người khác vi phạm điều luật nào?
- Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc đời sống riêng tư của người khác vi phạm điều luật nào?
- Có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc đời sống riêng tư của người khác?
- Những trường hợp nào được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hiện nay?
Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc đời sống riêng tư của người khác vi phạm điều luật nào?
Căn cứ quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được quy định như sau:
- Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
- Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
- Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, căn cứ quy định trên đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Vì thế, hành vi đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc đời sống riêng tư của người khác vi phạm quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015.
Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc đời sống riêng tư của người khác vi phạm điều luật nào? (Hình từ Internet)
Có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc đời sống riêng tư của người khác?
Hành vi đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc đời sống riêng tư của người khác thì có thể bị xử lý hình sự tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được quy định như sau:
- Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Như vậy, hành vi đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc đời sống riêng tư của người khác có thể bị xử lý hình sự tùy theo mức độ gây ảnh hưởng theo tội danh quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Những trường hợp nào được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hiện nay?
Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015, điểm a khoản 1 Điều 2 và điểm a khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự.
- Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
+) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
+) Khi có quyết định đại xá.
- Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
+) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
+) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
+) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
- Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Như vậy, nếu người phạm tội thuộc một trong các trường hợp khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa hoặc khi có quyết định đại xá quy định thì được miễn trách nhiệm hình sự.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn chót nộp bài thi Đại sứ văn hóa đọc 2025 cấp Đại học Quốc gia TPHCM khi nào? Nộp bài thi Đại sứ văn hóa đọc 2025 cấp Đại học Quốc gia TPHCM tại đâu?
- Dạy thêm hè có được dạy trước chương trình học ở trường không? Trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm hè tại địa phương?
- Đường địa phương là gì? Đường quốc lộ điều chỉnh thành đường địa phương trong những trường hợp nào?
- Mẫu đơn khởi kiện khi không đồng ý với việc chia di sản thừa kế là nhà đất do cha mẹ để lại? Cách viết đơn khởi kiện?
- Tổng hợp những bài nhạc cách mạng hay? Người có công với cách mạng được hưởng ưu đãi gồm những đối tượng nào?