Dựa vào căn cứ nào để có thể xây dựng kế hoạch thanh tra của tỉnh theo Thông tư 04? Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm gì?
Dựa vào căn cứ nào để có thể xây dựng kế hoạch thanh tra của tỉnh theo Thông tư 04? Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 04/2024/TT-TTCP quy định về xây dựng kế hoạch thanh tra của tỉnh.
Theo đó, kế hoạch thanh tra của tỉnh được xây dựng dựa trên những căn cứ sau đây:
(1) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện;
(2) Định hướng chương trình thanh tra đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra của Tổng Thanh tra Chính phủ;
(3) Yêu cầu công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
(4) Yêu cầu công tác quản lý nhà nước và việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của địa phương;
(5) Vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên báo chí hoặc dư luận xã hội quan tâm;
(6) Căn cứ khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 13 Thông tư 04/2024/TT-TTCP quy định về xây dựng kế hoạch thanh tra của tỉnh như sau:
Xây dựng kế hoạch thanh tra của tỉnh
...
3. Trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra:
a) Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh;
b) Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện có trách nhiệm xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của cơ quan mình, xin ý kiến Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định và gửi về Thanh tra tỉnh chậm nhất vào ngày 10 tháng 11 hằng năm để tổng hợp.
4. Thông tin, tài liệu để xây dựng kế hoạch thanh tra:
Thông tin, tài liệu để xây dựng kế hoạch thanh tra bao gồm các thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này và các thông tin, tài liệu do Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện thu thập cung cấp.
...
Theo đó, chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh.
Dựa vào căn cứ nào để có thể xây dựng kế hoạch thanh tra của tỉnh theo Thông tư 04? Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Kế hoạch thanh tra của tỉnh có phải gửi cho thanh tra bảo hiểm xã hội Việt Nam không?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 13 Thông tư 04/2024/TT-TTCP quy định về xây dựng kế hoạch thanh tra của tỉnh như sau:
Xây dựng kế hoạch thanh tra của tỉnh
...
d) Chánh Thanh tra tỉnh tiếp thu các ý kiến tham gia để hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch thanh tra của tỉnh và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
6. Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thanh tra bao gồm:
a) Tờ trình của Chánh Thanh tra tỉnh về việc ban hành kế hoạch thanh tra của tỉnh;
b) Dự thảo kế hoạch thanh tra của tỉnh;
c) Dự thảo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành kế hoạch thanh tra của tỉnh;
d) Báo cáo tổng hợp, tiếp thu ý kiến tham gia vào dự thảo kế hoạch thanh tra (nếu có);
đ) Các thông tin, tài liệu khác (nếu có).
7. Chánh Thanh tra tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 30 tháng 11 hằng năm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thanh tra của tỉnh chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hằng năm.
8. Kế hoạch thanh tra của tỉnh được gửi về Thanh tra Chính phủ để báo cáo; gửi ngay đến Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Bộ và Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam để phối hợp xử lý chồng chéo, trùng lặp (nếu có); đồng thời, thông báo đến đối tượng thanh tra và cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện.
Theo đó, kế hoạch thanh tra của tỉnh phải được gửi cho thanh tra bảo hiểm xã hội Việt Nam để phối hợp xử lý chồng chéo, trùng lặp trong trường hợp có chồng chéo, trùng lặp.
Quyết định điều chỉnh kế hoạch thanh tra của tỉnh phải được gửi ngay cho cơ quan nào?
Căn cứ theo điểm đ khoản 4 Điều 16 Thông tư 04/2024/TT-TTCP quy định về trình tự, thủ tục điều chỉnh kế hoạch thanh tra
Trình tự, thủ tục điều chỉnh kế hoạch thanh tra
...
4. Trình tự, thủ tục điều chỉnh kế hoạch thanh tra của tỉnh:
a) Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Thanh tra sở, Thanh tra huyện tham mưu việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra của tỉnh;
b) Thanh tra sở, Thanh tra huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình cung cấp thông tin, tài liệu cho Thanh tra tỉnh để xây dựng quyết định điều chỉnh kế hoạch thanh tra;
c) Khi thấy cần thiết, Thanh tra tỉnh thu thập thông tin, tài liệu và làm việc với các cơ quan có liên quan để thống nhất nội dung quyết định điều chỉnh kế hoạch tranh tra;
d) Chánh Thanh tra tỉnh tiếp thu các ý kiến tham gia để hoàn chỉnh quyết định điều chỉnh kế hoạch thanh tra của tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;
đ) Quyết định điều chỉnh kế hoạch thanh tra của tỉnh được gửi về Thanh tra Chính phủ để báo cáo; gửi ngay đến Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Bộ để phối hợp xử lý chồng chéo, trùng lặp (nếu có); đồng thời, thông báo cho đối tượng thanh tra và cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện.
5. Quyết định điều chỉnh kế hoạch thanh tra được thực hiện theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, quyết định điều chỉnh kế hoạch thanh tra của tỉnh phải được gửi ngay cho Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Bộ để phối hợp xử lý chồng chéo, trùng lặp (nếu có).
Ngoài ra, quyết định điều chỉnh kế hoạch thanh tra của tỉnh phải được gửi về Thanh tra Chính phủ để báo cáo.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vị trí màn hình LED xem diễu binh 30 4 tại TP HCM? Diễu binh ngày lễ 30 4 2025 tại TPHCM bắt đầu lúc mấy giờ?
- Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21 4 2025? Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 21 4 2025? Tử vi hàng ngày 12 cung hoàng đạo 21 4 2025?
- Bộ Y tế là cơ quan gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế về bà mẹ và trẻ em như thế nào theo Nghị định 42?
- Bộ Nội vụ: 8 nhiệm vụ và quyền hạn về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ của Bộ Nội vụ hiện nay?
- Điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở do cơ quan Công an quản lý? Sơ đồ chỉ dẫn trong PCCC?