Đường dành cho giao thông công cộng là gì? Việc tổ chức giao thông được quy định như thế nào theo Luật Đường bộ?
Đường dành cho giao thông công cộng là gì?
Đường dành cho giao thông công cộng là gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Điều 9 Luật Đường bộ 2024 quy định như sau:
Phân loại đường bộ theo chức năng phục vụ
1. Đường chính là đường phục vụ giao thông chủ yếu trong khu vực, kết nối giao thông các khu vực, vùng.
2. Đường nhánh là đường nối vào đường chính, có chức năng kết nối giao thông các khu vực hai bên đường chính; kết nối giao thông từ đường gom vào đường chính thông qua nút giao.
3. Đường gom là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu đô thị, công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại - dịch vụ và các đường khác vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính. Đường gom có thể là đường bên theo quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Đường bên là đường được xây dựng bên cạnh các đoạn đường chính để ngăn cách giao thông khu vực hai bên đường với đường chính. Đường bên được tách khỏi đường chính hoặc ngăn cách với đường chính bằng dải phân cách, tường bảo vệ, rào chắn.
5. Đường dành cho giao thông công cộng là đường phục vụ cho tất cả mọi người, phương tiện giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Đường nội bộ là đường trong phạm vi khu chung cư, đô thị, công nghiệp, kinh tế, thương mại - dịch vụ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác và chỉ phục vụ các đối tượng được phép vào, ra bên trong phạm vi các khu vực quy định tại khoản này.
7. Đường dành riêng cho người đi bộ, người đi xe đạp và các đường khác.
Theo đó, đường dành cho giao thông công cộng là đường phục vụ cho tất cả mọi người, phương tiện giao thông đường bộ theo quy định của Luật Đường bộ 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc tổ chức giao thông được quy định như thế nào theo Luật Đường bộ?
Việc tổ chức giao thông được quy định tại Điều 25 Luật Đường bộ 2024 như sau:
- Tổ chức giao thông được thực hiện từ giai đoạn quy hoạch, đầu tư, xây dựng đến giai đoạn quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ nhằm bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, hiệu quả.
- Nội dung tổ chức giao thông đường bộ trong giai đoạn thiết kế, thi công xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng, bảo trì công trình đường bộ bao gồm:
+ Quy định số làn đường, phần đường dành cho xe ô tô và các phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác, phần đường dành cho người đi bộ; chiều đi, tốc độ các phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ;
+ Tổ chức phân làn, phân luồng trên tuyến đường đang đầu tư xây dựng và tại các tuyến đường bộ kết nối;
+ Quy định giao thông tại các nút giao, vị trí đấu nối với đường khác; quy định về tránh, vượt xe trên đường, các điểm được phép dừng xe, đỗ xe trên đường, vị trí đón, trả khách;
+ Quy định khổ giới hạn và tải trọng cho phép phương tiện tham gia giao thông đường bộ an toàn;
+ Quy định thời gian cho phép tham gia giao thông; thời gian cho phép đi theo các hướng của đèn tín hiệu giao thông;
+ Quy định thời gian bật, tắt hệ thống chiếu sáng trên đường;
+ Quy định về các trường hợp tạm dừng khai thác một phần hoặc toàn bộ tuyến đường;
+ Khai thác, sử dụng hệ thống quản lý giao thông thông minh, trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc và các thiết bị công nghệ khác phục vụ cung cấp thông tin, chỉ dẫn cho người tham gia giao thông đường bộ;
+ Lắp đặt đầy đủ hệ thống báo hiệu đường bộ và thực hiện các công việc cần thiết khác;
+ Phê duyệt phương án tổ chức giao thông đối với đường cao tốc.
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm lắp đặt, điều chỉnh, bổ sung đầy đủ báo hiệu đường bộ, công trình an toàn giao thông đường bộ đối với dự án và tuyến đường thuộc phạm vi quản lý; thực hiện phương án tổ chức giao thông đường cao tốc được phê duyệt.
- Việc theo dõi, đánh giá tình hình giao thông trên tuyến đường, điều chỉnh tổ chức giao thông để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện trong quá trình vận hành, khai thác, sử dụng, bảo trì đường bộ.
- Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các tuyến đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
- Người quản lý, sử dụng đường bộ đối với đường chuyên dùng chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên đường chuyên dùng; trường hợp đường chuyên dùng có hoạt động giao thông công cộng thì phải tổ chức giao thông theo quy định của Điều này.
Ai có trách nhiệm cung cấp thông tin về tải trọng, khổ giới hạn của đường chuyên dùng có hoạt động giao thông công cộng?
Căn cứ Điều 27 Luật Đường bộ 2024 quy định như sau:
Tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ
1. Tải trọng của đường bộ là khả năng chịu tải khai thác của đường bộ để bảo đảm khai thác an toàn và tuổi thọ công trình đường bộ.
2. Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng, chiều cao của đường bộ để các xe, bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn và được xác định theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ.
3. Trách nhiệm công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ được quy định như sau:
a) Bộ Giao thông vận tải công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ thuộc phạm vi quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ thuộc phạm vi quản lý và đường chuyên dùng quy định tại điểm c khoản này trên địa bàn;
c) Người quản lý, sử dụng đường bộ đối với đường chuyên dùng có hoạt động giao thông công cộng có trách nhiệm cung cấp thông tin về tải trọng, khổ giới hạn của đường chuyên dùng để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố;
d) Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ có trách nhiệm cung cấp thông tin về tải trọng, khổ giới hạn cho các cơ quan quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
4. Đối với các tuyến đường đi chung với đê, tải trọng khai thác của tuyến đường không lớn hơn tải trọng cho phép của phương tiện tham gia giao thông đường bộ được phép đi trên đê.
Như vậy, người quản lý, sử dụng đường bộ đối với đường chuyên dùng có hoạt động giao thông công cộng có trách nhiệm cung cấp thông tin về tải trọng, khổ giới hạn của đường chuyên dùng để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dựng chuyện người mắc bệnh hiểm nghèo để kêu gọi từ thiện nhằm chiếm đoạt tiền quyên góp thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Những trường hợp hủy thầu nào phải đền bù chi phí cho các bên liên quan? Nhà đầu tư có trách nhiệm hủy thầu trong trường hợp nào?
- 10 Lời chúc ngày Giải phóng Miền Nam 30 4 hay, ý nghĩa? Nội dung tuyên truyền của lễ kỷ niệm 50 năm ngày 30 4?
- Chương trình Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước gồm các hoạt động nào?
- Xe máy chuyên dùng có phải xe cơ giới không? Điều khiển xe máy chuyên dùng không gắn biển số xe bị phạt bao nhiêu tiền?