Đường thẳng là gì? Tính chất của đường thẳng là gì? Yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 2 về đường thẳng ở mức độ nào?
Đường thẳng là gì lớp 2? Tính chất của đường thẳng là gì? Cách vẽ đường thẳng là gì?
Đường thẳng là tập hợp các điểm nằm trên 1 đường thẳng, đường thẳng là một đường mỏng dải vô tận, thẳng tuyệt đối và không bị giới hạn bởi độ dài ở hai phía.
Trong cuộc sống hằng ngày, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh đường thẳng qua đường chân trời,...
Tính chất của đường thẳng là gì?
+ Đường thẳng là đường mỏng dài vô tận, thẳng tuyệt đối
+ Đường thẳng không bị giới hạn độ dài ở 2 đầu
+ Đường thẳng là tập hợp các điểm trên mặt phẳng
Cách vẽ đường thẳng là gì?
Bước 1: Đặt thước kẻ lên mặt phẳng giấy
Bước 2: Dùng bút chì vạch theo cạnh thước
Bước 3: Đặt tên cho đường thẳng đó (có thể bằng ký tự chữ cái...)
Thông tin mang tính tham khảo!
Yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 2 về đường thẳng ở mức độ nào?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về Yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 2 về đường thẳng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Toán như sau:
...
- Nhận biết được điểm, đoạn thẳng, đường cong, đường thẳng, đường gấp khúc, ba điểm thẳng hàng thông qua hình ảnh trực quan.
- Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
- Nhận dạng được khối trụ, khối cầu thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
- Thực hiện được việc vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Nhận biết và thực hiện được việc gấp, cắt, ghép, xếp và tạo hình gắn với việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến hình phẳng và hình khối đã học.
...
Theo đó, yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 2 đối với đường thẳng là ở mức độ nhận biết những điều cơ bản.
Lưu ý: Căn cứ Mục II Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định quan điểm xây dựng chương trình môn Toán như sau:
+ Chương trình môn Toán quán triệt các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể;
+ Kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình hiện hành và các chương trình trước đó, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của các nước tiên tiến trên thế giới, tiếp cận những thành tựu của khoa học giáo dục, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam.
Đường thẳng là gì? Tính chất của đường thẳng là gì? Yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 2 về đường thẳng ở mức độ nào? (Hình từ Internet)
Chương trình giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Luật Giáo dục 2019 quy định chương trình giáo dục phổ thông như sau:
- Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.
- Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
- Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 8 Luật Giáo dục 2019.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác quốc tế chủ yếu trong lĩnh vực điện lực có các nội dung gì? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện?
- Kiểm toán viên hành nghề không được ký báo cáo kiểm toán cho một đơn vị được kiểm toán quá 5 năm liên tục đúng không?
- Thời gian kết thúc chiêm bái xá lợi Đức Phật vào ngày mấy? Ngày mấy cung tiễn xá lợi Phật trở về Ấn Độ?
- Mẫu biên bản họp khởi công công trình xây dựng mới nhất? Điều kiện khởi công xây dựng công trình?
- Đào Pi là gì? Các cách tăng nhanh tốc độ Đào Pi là gì? Dùng đồng Pi làm tiền tệ thanh toán bị phạt bao nhiêu tiền?