FOMO là gì? Hội chứng FOMO có biểu hiện gì? FOMO có gặp ở trẻ không? Mẫu phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi?
- FOMO là gì? Hội chứng FOMO có phải là hội chứng tâm lý không? Được thể hiện và có ảnh hưởng như thế nào?
- Hội chứng FOMO có gặp ở trẻ không? Mẫu phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi?
- Khám sức khỏe định kỳ là một trong các hình thức khám sức khỏe theo luật định? Kể tên các hình thức khám sức khỏe theo quy định pháp luật?
FOMO là gì? Hội chứng FOMO có phải là hội chứng tâm lý không? Được thể hiện và có ảnh hưởng như thế nào?
Hiện nay, cụm từ "hội chứng FOMO" đột nhiên hot lên và được giới trẻ dùng khá nhiều để thể hiện việc không muốn bỏ lỡ sự kiện hay chuyến du lịch nào đó.
FOMO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Fear of Missing Out", nghĩa là nỗi sợ bị bỏ lỡ. Đây là một hiện tượng tâm lý phổ biến trong xã hội hiện đại, đặc biệt là trong thời đại mạng xã hội.
Hội chứng FOMO được biểu hiện như thế nào?
Hội chứng FOMO được biểu hiện qua các cảm giác như sau:
- Cảm giác lo lắng khi thấy người khác đang trải nghiệm điều gì đó thú vị mà mình không tham gia.
- Sợ bị "tụt hậu" so với bạn bè, đồng nghiệp, hay cộng đồng.
- Luôn muốn cập nhật mọi thứ đang diễn ra xung quanh, từ sự kiện, xu hướng, đến các cơ hội đầu tư hay tiêu dùng.
Ví dụ: Khi thấy bạn bè đi du lịch và đăng ảnh lên mạng xã hội, bạn cảm thấy buồn, ganh tị, hoặc tiếc nuối vì mình không đi.
Hoặc khi thấy mọi người đang đầu tư vào một loại tiền điện tử nào đó, bạn vội vàng tham gia vì sợ bị bỏ lỡ "cơ hội đổi đời", dù chưa hiểu rõ rủi ro. Đó là điển hình của FOMO.
Hội chứng FOMO có thể ảnh hưởng tiêu cực như thế nào?
FOMO có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như:
- Tăng mức độ căng thẳng, lo âu.
- Dẫn đến quyết định bốc đồng (chi tiêu, đầu tư).
- Làm giảm sự hài lòng với cuộc sống hiện tại.
*Thông tin chỉ mang tính chất thảm khảo
FOMO là gì? Hội chứng FOMO có biểu hiện gì? FOMO có gặp ở trẻ không? Mẫu phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi? (Hình từ Internet)
Hội chứng FOMO có gặp ở trẻ không? Mẫu phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi?
Hội chứng FOMO không chỉ xuất hiện ở người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể gặp phải hội chứng này.
Hội chứng FOMO ở trẻ chập chững là nỗi sợ hãi hoặc lo lắng mà trẻ trải qua khi bé cảm thấy mình có thể đang và sẽ bỏ lỡ điều gì đó thú vị đang diễn ra xung quanh.
Những cảm xúc này thường biểu hiện thành "cơn ăn vạ" hoặc các cuộc phản kháng xung quanh các nhiệm vụ đơn giản như đi ngủ đêm hoặc ngồi ăn cơm vì có thể xuất phát từ mong muốn khám phá mọi thứ chúng mà trẻ cảm nhận được bằng các giác quan mọi lúc, mọi nơi.
Việc phải nhắm mắt ngủ trong khi bố mẹ còn thức cho trẻ cảm giác mình bị tách khỏi ba mẹ. FOMO có thể phát sinh như một phản ứng với nỗi lo lắng mất đi cảm giác an toàn đó, từ đó khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ hơn.
Mặc dù FOMO thường được liên kết với người lớn - những người sợ bỏ lỡ các sự kiện hoặc trải nghiệm xã hội, nhưng nó cũng có liên quan trong thế giới của trẻ mới biết đi, dù ở một hình thức khác.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi như thế nào?
Căn cứ tại Chương 2 Hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi được ban hành kèm theo Quyết định 2246/QĐ-BYT năm 2024, như sau:
Xem và tải PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE CHO TRẺ 2-3 THÁNG
Xem và tải PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE CHO TRẺ 4-6 THÁNG
Xem và tải PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE CHO TRẺ 7-9 THÁNG
Xem và tải PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE CHO TRẺ 10-12 THÁNG
Xem và tải PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE CHO TRẺ 13-18 THÁNG
Xem và tải PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE CHO TRẺ 19- DƯỚI 24 THÁNG
Khám sức khỏe định kỳ là một trong các hình thức khám sức khỏe theo luật định? Kể tên các hình thức khám sức khỏe theo quy định pháp luật?
Căn cứ tại Điều 83 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 quy định:
Khám sức khỏe
1. Các hình thức khám sức khỏe bao gồm:
a) Khám sức khỏe định kỳ;
b) Khám sức khỏe để phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc;
c) Khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên;
d) Khám sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp, công việc đặc thù;
đ) Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;
e) Khám sức khỏe theo yêu cầu;
g) Hình thức khám sức khỏe khác.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn và việc khám sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn sức khỏe đặc thù và việc khám sức khỏe cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
Như vậy, các hình thức khám sức khỏe bao gồm:
- Khám sức khỏe định kỳ;
- Khám sức khỏe để phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc;
- Khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên;
- Khám sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp, công việc đặc thù;
- Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;
- Khám sức khỏe theo yêu cầu;
- Hình thức khám sức khỏe khác.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn và việc khám sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn sức khỏe đặc thù và việc khám sức khỏe cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
Như vậy, khám sức khỏe định kỳ là một trong các hình thức khám sức khỏe theo luật định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tăng cường quản lý thị trường vàng theo yêu cầu của Chính phủ nêu tại Nghị quyết 124 năm 2025 ra sao?
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục xử lý văn bản trái pháp luật mới nhất 2025? Thời hạn xử lý văn bản trái pháp luật trong bao lâu?
- Bài phát biểu chia tay học sinh lớp 12 của giáo viên cuối năm học cảm xúc? Lời chia tay của cô giáo với học sinh lớp 12?
- Có được dạy thêm trong trường cho học sinh lớp 11 để chuẩn bị kiến thức cho lớp 12 không? Yêu cầu về tổ chức dạy thêm, học thêm trong trường?
- Trend Phật đản Google là gì? Có làm Phật đản Google điện thoại được không? Cách mở Lễ Phật đản trên máy tính, điện thoại?