Gây rối trật tự công cộng khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự có được hưởng án treo không? Căn cứ quyết định hình phạt gây rối trật tự công cộng?
Gây rối trật tự công cộng khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự có được hưởng án treo không?
>> Khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự đi tù bao nhiêu năm? Khoản 2 Điều 260 có được hưởng án treo không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 về tội gây rối trật tự công cộng khoản 1 Điều 318 như sau:
Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
...
Theo đó, người phạm tội gây rối trật tự công cộng khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Đồng thời, theo Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (được sửa đổi bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP) quy định điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo như sau:
- Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
- Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
+ Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
+ Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
+ Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015.
- Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
- Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo Tòa án phải xem xét thận trọng, chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với các trường hợp hướng dẫn tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP.
Như vậy, đối với Gây rối trật tự công cộng khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ có thể được hưởng án treo theo quy định nếu đảm bảo đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Gây rối trật tự công cộng khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự có được hưởng án treo không? Căn cứ quyết định hình phạt gây rối trật tự công cộng? (Hình từ Internet)
Căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội gây rối trật tự công cộng khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự?
Căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội gây rối trật tự công cộng khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự được quy định tại Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:
(1) Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự 2015, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
(2) Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ nêu trên, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.
Gây rối trật tự công cộng khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự thuộc loại tội phạm gì?
Căn cứ tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
...
Theo đó, người phạm tội gây tối trật tự nơi công cộng theo khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng.






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản năm 2025? Tải mẫu quyết định ở đâu?
- Quy trình ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư? Hợp đồng mẫu áp dụng trong mua bán căn hộ chung cư?
- Cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có phải cung cấp thông tin số liệu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
- Hành vi tấn công mạng và có liên quan đến tấn công mạng có phải hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng internet không?
- Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?