Ghi nhãn hàng hóa là gì? Nhãn hàng hóa trên thị trường Việt Nam có bắt buộc phải ghi bằng Tiếng Việt không?
Ghi nhãn hàng hóa là gì?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;
2. Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;
Như vậy ghi nhãn hàng hóa là việc thể hiện những thông tin cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn (bằng chữ, hình ảnh, ký hiệu...) nhằm giúp người tiêu dùng nhận diện, lựa chọn và sử dụng sản phẩm đúng mục đích; đồng thời là cơ sở để nhà sản xuất quảng bá sản phẩm và để cơ quan quản lý kiểm tra, giám sát theo quy định pháp luật.
Ghi nhãn hàng hóa (Hình ảnh Internet)
Việc ghi nhãn hàng hóa phải có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP), trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được quy định như sau:
Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa
1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
2. Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.
3. Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này.
Như vậy việc ghi nhãn hàng hóa, kể cả nhãn phụ, phải đảm bảo trung thực, rõ ràng, chính xác và phản ánh đúng bản chất của hàng hóa. Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa trong nước có trách nhiệm thực hiện việc ghi nhãn, kể cả khi giao cho bên thứ ba thực hiện thì vẫn phải chịu trách nhiệm về nội dung ghi nhãn.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không thành công hoặc bị trả lại và được lưu thông trong nước, đơn vị đưa hàng hóa ra thị trường phải thực hiện ghi nhãn theo quy định hiện hành.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, tổ chức, cá nhân nhập khẩu có trách nhiệm ghi nhãn đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định pháp luật Việt Nam.
Nhãn hàng hóa trên thị trường Việt Nam có bắt buộc phải ghi bằng Tiếng Việt không?
Theo Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP), ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa được quy định như sau:
Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa
1. Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.
3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
4. Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:
a) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;
b) Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc;
c) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;
d) Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.
Như vậy đối với hàng hóa trên thị trường Việt Nam thì nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa phải được trình bày bằng tiếng Việt. Đối với hàng hóa sản xuất và lưu thông trong nước, có thể ghi thêm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải tương ứng với tiếng Việt và không được làm nổi bật hơn.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, nếu nhãn gốc không thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải bổ sung nhãn phụ bằng tiếng Việt và vẫn giữ nguyên nhãn gốc. Nội dung tiếng Việt phải đảm bảo tương đương với thông tin trên nhãn gốc.
Một số nội dung đặc thù được phép ghi bằng ngôn ngữ khác sử dụng chữ cái La-tinh, như tên quốc tế, tên khoa học, công thức hóa học của thuốc, hóa chất, thành phần khó dịch hoặc không có tiếng Việt, cũng như tên và địa chỉ của doanh nghiệp nước ngoài liên quan đến sản xuất hàng hóa.





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 đoạn văn giới thiệu bản thân dành cho học sinh tiểu học? Lập dàn ý? Một số thuật ngữ của môn Ngữ văn?
- Mức hình phạt cao nhất đối với tội phạm cướp ngân hàng? Biết rõ tội phạm chuẩn bị cướp ngân hàng nhưng không tố giác có bị đi tù?
- Trắc nghiệm môn Lịch sử 12 chủ đề từ sau tháng 4 1975 đến nay? Định hướng phương pháp phát triển năng lực môn Lịch sử?
- Danh sách 23 khối thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia diễu binh 30 tháng 4? Chi tiết lịch diễu binh 30 4 mới nhất?
- Buôn bán sữa giả có tổ chức bị phạt mấy năm tù? Quảng cáo sữa giả có bị xử lý hình sự không?