Giá vé vào tham quan Dinh Độc Lập dành cho trẻ em là bao nhiêu? Giá vé tham quan Dinh Độc Lập cho người lớn như thế nào?
Giá vé vào tham quan Dinh Độc Lập dành cho trẻ em là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 182/2016/TT-BTC quy định:
Mức thu phí
...
3. Đối với trẻ em; học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông: 10.000 đồng/người/lượt.
a) Trẻ em tại khoản 3 Điều này là người từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi. Trường hợp khó xác định là người dưới 16 tuổi phải xuất trình giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc bất kỳ một giấy tờ khác chứng minh là người dưới 16 tuổi.
b) Học sinh là người có thẻ học sinh do các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam cấp.
4. Mức phí quy định tại Điều này không bao gồm các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách thăm quan.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 182/2016/TT-BTC quy định:
Đối tượng miễn, giảm phí
1. Miễn thu phí thăm quan đối với các đoàn khách thăm quan là đại biểu, khách mời của cơ quan Đảng, Nhà nước; trẻ em dưới sáu tuổi và người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.
...
Như vậy, giá vé vào tham quan Dinh Độc Lập dành cho trẻ em như sau:
Đối với trẻ em dưới 6 tuổi | Miễn phí vé vào tham quan Dinh Độc Lập |
Đối với trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi | Vé vào tham quan Dinh Độc Lập là 10.000 đồng/người/lượt. |
Trường hợp khó xác định là người dưới 16 tuổi phải xuất trình giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc bất kỳ một giấy tờ khác chứng minh là người dưới 16 tuổi.
Lưu ý: Mức phí quy định ở trên không bao gồm các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách thăm quan.
Giá vé vào tham quan Dinh Độc Lập dành cho trẻ em là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Giá vé tham quan Dinh Độc Lập cho người lớn như thế nào?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 182/2016/TT-BTC quy định:
Mức thu phí
Mức thu phí được quy định như sau:
1. Đối với người lớn: 40.000 đồng/người/lượt.
2. Đối với sinh viên, học sinh (học viên) trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường dạy nghề: 20.000 đồng/người/lượt.
Sinh viên, học sinh (học viên) là người có thẻ sinh viên, học sinh, học viên do các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam cấp.
...
Theo đó, giá vé tham quan Dinh Độc Lập đối với người lớn là 40.000 đồng/người/lượt.
Lưu ý: Mức phí quy định ở trên không bao gồm các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách thăm quan.
Dinh Độc Lập được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 1272/QĐ-TTg năm 2009 về việc xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định:
Xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 1) các di tích sau:
1. Di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội (quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội)
2. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Quần thể kiến trúc Cố đô Huế (Thành phố Huế, huyện Hương Trà, huyện Hương Thủy, huyện Phú Vang và huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
3. Di tích kiến trúc nghệ thuật Khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam).
4. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đô thị cổ Hội An (Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam).
5. Danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long (Thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh).
6. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
7. Di tích lịch sử Đền Hùng (Thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ).
8. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội).
9. Di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ (Thành phố Điện Biên, huyện Điện Biên và huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên).
10. Di tích lịch sử Dinh Độc lập - Nơi ghi dấu thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (quận I, Thành phố Hồ Chí Minh).
Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và Bản đồ các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.
Như vậy, Dinh Độc Lập được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2009.
Lưu ý:
Căn cứ vào Điều 13 Luật Di sản văn hóa 2001, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định về Các hành vi bị nghiêm cấm đối với Di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh Việt Nam gồm:
(1) Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
(2) Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá;
(3) Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
(4) Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
(5) Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Vé số 10000 đồng bị cháy mất một gốc nhưng còn nguyên dãy số thì có lãnh thưởng được hay không?
- Ngày Quốc tế Gia đình năm 2025 rơi vào thứ mấy? Ý nghĩa của Ngày Quốc tế Gia đình? Ngày Quốc tế Gia đình có phải ngày lễ lớn trong năm?
- Kỹ thuật y có hạng 1 hay không? Có mấy hạng chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hiện nay? Mã số từng hạng là gì?
- Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật định kỳ có lập thành kế hoạch không? Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản được thực hiện ra sao?
- Viết bài văn kể về chiến dịch Điện Biên Phủ 7 5 1954 ngắn gọn? Kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ?