Giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ cho HSSV được quy định như thế nào theo Công văn 4857?
Giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ cho HSSV được quy định như thế nào theo Công văn 4857?
Căn cứ Mục 1 Công văn 4857/BGDĐT-GDCTHSSV năm 2024 quy định giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông như sau:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về ATGT và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho HSSV; tăng cường hướng dẫn HSSV chấp hành các quy định tham gia giao thông an toàn khi điều khiển phương tiện; phối hợp tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường và cơ quan chức năng, chính quyền địa phương bảo đảm trật tự ATGT khu vực trường học.
- Thực hiện hiệu quả các Chương trình phối hợp về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT trong các cơ sở giáo dục[1].
- Tuyên truyền, vận động cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và HSSV thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, cụ thể: “Đã uống rượu, bia - không lái xe”; “Không sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông”; “Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi ngồi trên mô tô, xe máy, xe đạp điện”; “Thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô”...; tuân thủ các quy tắc giao thông; phòng ngừa tai nạn đường đèo dốc, trên những cung đường miền núi có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, đường ngang qua đường sắt; tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn khi ngồi trên phương tiện đường thủy nội địa...
- Các sở giáo dục và đào tạo:
+ Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tổ chức cho cha mẹ học sinh ký cam kết với nhà trường về việc nghiêm chỉnh chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; không giao xe mô tô, xe gắn máy cho học sinh khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe vào đầu năm học 2024 - 2025;
+ Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn có hợp đồng xe ô tô đưa, đón trẻ mầm non, học sinh đi học phải lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có uy tín, xe bảo đảm chất lượng, yêu cầu kỹ thuật để vận hành an toàn, lái xe phải có ý thức tốt, giao tiếp, ứng xử với học sinh có văn hóa và nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT.
- Các đại học, học viện; các trường đại học, cao đẳng sư phạm: lồng ghép phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT cho sinh viên qua Tuần sinh hoạt công dân - Học sinh, sinh viên đầu năm học 2024 - 2025; quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện cho thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích tham gia hỗ trợ về giao thông trong dịp đón tiếp sinh viên mới nhập học để tránh gây ùn tắc tại các đầu mối giao thông trên địa bàn.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9/2024 và “Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên đến trường - Tháng 9”.
Ngoài ra, căn cứ Điều 6 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm:
- Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là trẻ em mầm non), học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Lực lượng Cảnh sát giao thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh tại cơ sở giáo dục đó.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng, tích hợp, lồng ghép kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với từng cấp học, ngành học.
Giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ cho HSSV được quy định như thế nào theo Công văn 4857? (Hình từ Internet)
Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh trung học phổ thông là gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh trung học phổ thông như sau:
- Quy tắc giao thông đường bộ; báo hiệu đường bộ; tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới;
- Dự đoán và phòng tránh nguy hiểm;
- Cách điều khiển xe gắn máy an toàn.
Quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ đường bộ là gì?
Căn cứ Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ đường bộ như sau:
- Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác.
- Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
- Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được dạy thêm trong trường cho học sinh lớp 11 để chuẩn bị kiến thức cho lớp 12 không? Yêu cầu về tổ chức dạy thêm, học thêm trong trường?
- Trend Phật đản Google là gì? Có làm Phật đản Google điện thoại được không? Cách mở Lễ Phật đản trên máy tính, điện thoại?
- 5+ Mẫu viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết: 'Là học sinh em cần làm gì để xây dựng một tình bạn đẹp và ý nghĩa' lớp 9?
- Công văn 03: Chính quyền địa phương cấp xã sẽ tổ chức lại cơ cấu như thế nào sau sắp xếp? Bố trí biên chế cán bộ công chức cấp xã, huyện sau sáp nhập?
- Bao giờ hoàn thành Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam? Trong quá trình thực hiện, Thủ tướng Chính phủ được quyết định điều gì?