Giun rồng là gì? Bệnh giun rồng là gì? Bệnh giun rồng ở Việt Nam có hiếm không? Bệnh giun rồng thuộc nhóm nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm nào?
Giun rồng là gì? Bệnh giun rồng là gì? Bệnh giun rồng ở Việt Nam có hiếm không?
Giun rồng (còn gọi là giun Guinea hay Dracunculiasis) là loại giun tròn, dài nhất trong nhóm giun gây nhiễm trên người, ký sinh trùng giun tròn có tên khoa học là Dracunculus medinensis gây bệnh
Bệnh giun rồng là bệnh ký sinh trùng do ký sinh trùng giun tròn có tên khoa học là Dracunculus medinensis gây ra. Đây là một trong những bệnh ký sinh trùng cổ xưa nhất của nhân loại, từng gây ra đau đớn và tàn tật cho hàng triệu người mỗi năm. Với đặc điểm lây truyền qua nước uống bị ô nhiễm, bệnh luôn gắn liền với điều kiện vệ sinh kém và thiếu nguồn nước sạch.
Mọi người có thể nhiễm bệnh giun rồng khi uống phải nước chưa lọc chứa các copepod - một loại giáp xác nhỏ - mang ấu trùng ký sinh trùng Dracunculus medinensis. Ngoài ra, ăn phải thực phẩm sống, tái chứa ấu trùng này, thường là các loài thủy sinh như cá, ếch, tôm, cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh giun rồng nếu không may uống phải nước chưa lọc chứa các copepod, một loại giáp xác nhỏ mang ấu trùng ký sinh trùng Dracunculus medinensis. Ngoài ra, việc ăn phải thực phẩm sống, tái chứa ấu trùng này, thường là các loài thủy sinh như cá, ếch, tôm, cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Sau khi nhiễm, ký sinh trùng phát triển trong cơ thể người bệnh, đến khi giun trưởng thành dài 60-100 cm sẵn sàng trồi ra khỏi da, thường qua vết phồng rộp ở chân hoặc tay.
Bệnh giun rồng ở Việt Nam có hiếm không?
Bệnh giun rồng được xem là bệnh hiếm gặp ở Việt Nam, trước đây chỉ thấy ở 4 nước châu Phi có điều kiện môi trường kém. Năm 1998 Việt Nam từng được Tổ chức Y tế thế giới chứng nhận không phát hiện bệnh "giun rồng", nhưng đến năm 2020 thì bất ngờ phát hiện bệnh nhân đầu tiên.
Lưu ý: Thông tin "Giun rồng là gì? Bệnh giun rồng là gì? Bệnh giun rồng ở Việt Nam có hiếm không?" nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Giun rồng là gì? Bệnh giun rồng là gì? Bệnh giun rồng ở Việt Nam có hiếm không? Bệnh giun rồng thuộc nhóm nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm nào? (Hình từ Internet)
Bệnh giun rồng thuộc nhóm nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm nào?
Căn cứ Mục I Danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm ban hành kèm theo Thông tư 41/2016/TT-BYT như sau:
I. Danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm
TT | Tên vi sinh vật | Nhóm nguy cơ | Cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm | |
Cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm chung | Cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm cụ thể | |||
... | ... | ... | ... | ... |
322 | Dracunculus medinensis | 2 | Cấp II | |
Encephalitozoon | ||||
... | ... | ... | ... | ... |
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 103/2016/NĐ-CP như sau:
Phân loại các vi sinh vật theo nhóm nguy cơ
1. Vi sinh vật là sinh vật có kích thước nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ nhìn thấy bằng kính hiển vi, bao gồm prion, vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và vi nấm. Vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người được chia thành 04 nhóm:
a) Nhóm 1 là nhóm chưa hoặc ít có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng bao gồm các loại vi sinh vật chưa phát hiện thấy khả năng gây bệnh cho người;
b) Nhóm 2 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nhưng ít gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh;
c) Nhóm 3 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ trung bình bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh;
d) Nhóm 4 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng ở mức độ cao bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và chưa có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.
...
Như vậy, bệnh giun rồng (giun Dracunculus medinensis) thuộc nhóm nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm nhóm 2.
Nhóm 2 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nhưng ít gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.
Nguyên tắc phòng chống bệnh truyền nhiễm là gì?
Nguyên tắc phòng chống bệnh truyền nhiễm được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 như sau:
- Lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Công khai, chính xác, kịp thời thông tin về dịch.
- Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề xuất xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội trong trường hợp nào?
- Đơn vị được Ban tổ chức lễ hội giao thực hiện tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội có trách nhiệm như thế nào?
- Chương trình lập pháp hằng năm của Quốc hội theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thế nào?
- Thí sinh tự do hiện nay sẽ thi đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông nào theo quy định tại Thông tư 24?
- Ngày IDAHOT là ngày 17 5? Ngày IDAHOT là ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT?