Gợi ý 15 hoạt động thú vị hưởng ứng Ngày Trái Đất cho cả gia đình? 07 Nguyên tắc bảo vệ môi trường?

Gợi ý 15 hoạt động thú vị hưởng ứng Ngày Trái Đất cho cả gia đình? Ý nghĩa của Ngày Trái đất? 07 Nguyên tắc bảo vệ môi trường? 14 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường?

Gợi ý 15 hoạt động thú vị hưởng ứng Ngày Trái Đất cho cả gia đình?

Tham khảo 15 hoạt động thú vị hưởng ứng Ngày Trái Đất dành cho cả gia đình dưới đây:

Hoạt động thú vị hưởng ứng Ngày Trái Đất dành cho cả gia đình

1/ Tổ chức bữa tiệc nhỏ bên ánh nến

Việc tổ chức bữa tiệc nhỏ bên ánh nến sẽ là kỷ niệm khó quên nhất trong năm của gia đình. Cả gia đình ngồi quay quần bên nhau cùng ảnh nến lung linh thưởng thức bữa tiệc

2/ Cắm trại và ngắm sao

Việc tổ chức cắm trại và ngắm sao là một hình thức vô cùng tuyệt vời để gắn kết gia đình lại với nhau. Đây là cách tận hưởng vẻ đẹp tự nhiên của vũ trụ bao la rộng lớn.

3/ Làm đồ chơi từ vật liệu tái chế

Việc làm đồ chơi từ vật liệu tái chế vừa giúp trẻ em hiểu về việc bảo vệ môi trường thông qua việc tái chế rác thải, chai nhựa thành các món đồ chơi đẹp mắt. Đồng thời, hoạt động này cũng giúp con phát triển khả năng sáng tạo.

4/ Chơi múa rối với bóng

Việc chơi múa rồi với bóng sẽ giúp trẻ em phát huy tính sáng tạo, đồng thời tạo tiếng cười cho chúng.

5/ Trò chơi thay đồ trong bóng tối

Trò chơi thay đồ trong bóng tối chắc chắn sẽ là trò chơi thú vị mang lại nhiều tiếng cười cho cả gia đình.

6/ Trò chơi trốn tìm

Trốn tìm là một trong những trò chơi dân gian thú vị được nhiều trẻ em yêu thích, đồng thời giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động hiệu quả.

7/ Đố vui các câu hỏi liên quan đến thiên nhiên

Đố vui các câu hỏi liên quan đến thiên nhiên cũng là một trong những hoạt động thú vị giúp trẻ có những giờ phút giải trí vui vẻ. Bên cạnh đó, trò chơi này còn giúp trẻ nhận biết được con vật, cây cối, phát triển trí tuệ hiệu quả.

8/ Tổ chức dã ngoại, picnic trong nhà

Tổ chức dã ngoại, picnic trong nhà sẽ là một hoạt động khiến cho bọn trẻ háo hức mong nhanh đến Ngày trái đất để được tham gia.

9/ Cùng nhau ca hát

Hoạt động cùng nhau ca hát chắc chắn sẽ là một trong những hoạt động thú vị và vui vẻ khiến trẻ khó quên.

10/ Cùng nhau nấu ăn

Không những trẻ em mà cả người lớn cũng cảm thấy phấn khích khi cùng nhau làm và thưởng thức các món ăn ngon dưới ánh nến. Giờ Trái Đất sẽ là cơ hội để cả nhà cùng tận hưởng những điều tuyệt vời này mà không cần sử dụng điện.

11/ Cùng nhau đi dạo

Cùng nhau đi dạo, hưởng thụ không khí không có điện và trò chuyện cùng nhau giúp gia đình hiểu về nhau hơn.

12/ Tập thể dục cùng nhau

Hoạt động tập thể dục cùng nhau là một hoạt động cần thiết giúp trẻ nhỏ nâng cao sức khỏe.

13/ Đọc truyện

Đọc truyện sẽ là một cách thức giải trí thú vị. Điều này vừa dạy trẻ thích đọc sách vừa giúp con tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích mới, phát triển trí não một cách tốt nhất.

14/ Cùng nhau xem phim

Xem phim cùng nhau là hoạt động giải trí mà nhiều gia đình có thể lựa chọn.

15/ Thu gom rác bảo vệ môi trường

Hoạt động thu gom rác bảo vệ môi trường giúp trẻ nâng cao ý thức về việc bảo vệ môi trường, đồng thời giúp con rèn luyện thể chất cũng như gắn kết tình cảm gia đình tốt hơn.

Lưu ý: Thông tin về 15 hoạt động thú vị hưởng ứng Ngày Trái Đất cho cả gia đình trên chỉ mang tính chất tham khảo

Gợi ý 15 hoạt động thú vị hưởng ứng ngày trái đất cho cả gia đình? 07 Nguyên tắc bảo vệ môi trường?

Gợi ý 15 hoạt động thú vị hưởng ứng ngày trái đất cho cả gia đình? 07 Nguyên tắc bảo vệ môi trường? (Hình từ Internet)

Ý nghĩa của Ngày Trái đất?

Ngày Trái đất (Earth Day - 22/4) là ngày vận động toàn dân nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu.

Trong Ngày Trái đất, mọi người thường tổ chức các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường như tuyên truyền kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.

Lưu ý: 07 Nguyên tắc bảo vệ môi trường theo Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:

(1) Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

(2) Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.

(3) Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

(4) Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.

(5) Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

(6) Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

(7) Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

14 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?

Căn cứ vào Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định, 14 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường gồm:

(1) Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

(2) Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.

(3) Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

(4) Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.

(5) Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

(6) Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.

(7) Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.

(8) Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

(9) Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.

(10) Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

(11) Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

(12) Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.

(13) Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

(14) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Ngày Trái đất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ý nghĩa việc ra đời Ngày Trái Đất 22 tháng 04 là gì? Ngày Trái Đất năm 2025 là ngày nào? Có bao nhiêu nguyên tắc bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Những câu nói hay và ý nghĩa về ngày Trái đất 22 4? Bảo vệ môi trường phải gắn kết với bình đẳng giới đúng không?
Pháp luật
20+ STT hay ý nghĩa về Ngày Trái Đất? STT hay nhất và ý nghĩa về Ngày Trái Đất? Ngày Trái Đất học sinh có được nghỉ học không?
Pháp luật
Ngày Trái Đất do ai khởi xướng? Ngày Trái Đất có hoạt động gì? Ý nghĩa việc ra đời Ngày Trái Đất 22 tháng 04 là gì?
Pháp luật
Ngày Trái Đất 2025 diễn ra vào ngày mấy? Nguồn gốc Ngày Trái Đất từ đâu? Nên làm gì vào Ngày Trái Đất?
Pháp luật
Mẫu bài tuyên truyền Ngày trái đất 22 4 hay nhất? Ngày trái đất 22 4 có phải ngày lễ lớn không?
Pháp luật
Gợi ý 15 hoạt động thú vị hưởng ứng Ngày Trái Đất cho cả gia đình? 07 Nguyên tắc bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Mẫu tranh cổ động hưởng ứng Ngày Trái Đất? Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại gia đình được hướng dẫn như thế nào theo Chỉ thị 20?
Pháp luật
Ngày Trái Đất là gì? Khác biệt giữa Ngày Trái Đất với Giờ Trái đất là gì? Cơ quan nào chủ trì tổ chức các sự kiện và hoạt động hưởng ứng Ngày Trái Đất?
Pháp luật
Ngày Trái đất năm 2024 là ngày nào? Các hoạt động bảo vệ môi trường trong Ngày Trái đất là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày Trái đất
76 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày Trái đất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày Trái đất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào