Hành vi bỏ sót tài sản ngoài sổ kế toán của đơn vị bị phạt bao nhiêu? Sổ kế toán phải bao gồm những nội dung nào?
Hành vi bỏ sót tài sản ngoài sổ kế toán của đơn vị có bị cấm không?
Căn cứ Điều 13 Luật Kế toán 2015 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác kế toán như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác.
2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
3. Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đến đơn vị kế toán.
4. Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước khi kết thúc thời hạn lưu trữ quy định tại Điều 41 của Luật này.
5. Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
6. Mua chuộc, đe dọa, trù dập, ép buộc người làm kế toán thực hiện công việc kế toán không đúng với quy định của Luật này.
...
Theo đó, khi đơn vị có tài sản mà không ghi vào sổ kế toán thì được xem là hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản, thuộc trường hợp bị cấm.
Hành vi bỏ sót tài sản ngoài sổ kế toán của đơn vị bị phạt bao nhiêu? Sổ kế toán phải bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Hành vi bỏ sót tài sản ngoài sổ kế toán của đơn vị bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm b khoản 4 và điểm đ khoản 5 Điều 9 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về sổ kế toán
...
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hủy bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ kế toán;
b) Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của sổ kế toán quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin số liệu trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
d) Buộc khôi phục lại sổ kế toán đối với các vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
đ) Buộc bổ sung vào sổ kế toán đối với các hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
Theo đó, đơn vị khi vi phạm để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Bên cạnh đó, đơn vị kế toán cần phải bổ sung vào sổ kế toán các tài sản của đơn vị chưa được ghi nhận, thể hiện.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP)
Sổ kế toán phải bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 24 Luật Kế toán 2015 quy định những nội dung cần có trong sổ kế toán như sau:
Sổ kế toán
1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
2. Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.
3. Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ghi sổ;
b) Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
c) Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
d) Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;
đ) Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
4. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
5. Bộ Tài chính quy định chi tiết về sổ kế toán.
Như vậy, sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Ngày, tháng, năm ghi sổ;
- Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;
- Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
Lưu ý: Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hồ sơ xét tuyển học bạ 2025 gồm những gì? Danh sách các trường Đại học xét học bạ 2025 tại TPHCM?
- Ngày 18 5 là ngày Quốc tế Bảo tàng? Ngày 18 5 có sự kiện gì tại TP. Hồ Chí Minh? Ngày 18 5 có phải ngày lễ lớn?
- A80 duyệt binh là gì? 38 khối tham gia diễu binh Quốc khánh 2 9 2025 tại Hà Nội đúng không?
- Phương tiện lưu khóa bí mật là gì? Tổ chức có trách nhiệm khôi phục phương tiện lưu khóa bí mật theo đề nghị của thuê bao là ai?
- Các điểm gửi xe vào thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội? Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Bác là ai?