Hao mòn tài sản cố định được hạch toán thông qua tài khoản kế toán nào? Phương pháp khấu hao TSCĐ được thay đổi khi nào?
Hao mòn tài sản cố định được hạch toán thông qua tài khoản kế toán nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ và bất động sản đầu tư (BĐSĐT) trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ, BĐSĐT và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ, BĐSĐT.
b) Về nguyên tắc, mọi TSCĐ, BĐSĐT dùng để cho thuê của doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất, kinh doanh (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, kinh doanh và khấu hao BĐSĐT hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác. Các trường hợp đặc biệt không phải trích khấu hao (như TSCĐ dự trữ, TSCĐ dùng chung cho xã hội...), doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào mục đích phúc lợi thì không phải trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh mà chỉ tính hao mòn TSCĐ và hạch toán giảm nguồn hình thành TSCĐ đó.
c) Căn cứ vào quy định của pháp luật và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để lựa chọn 1 trong các phương pháp tính, trích khấu hao theo quy định của pháp luật phù hợp cho từng TSCĐ, BĐSĐT nhằm kích thích sự phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc thu hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hao mòn tài sản cố định được hạch toán thông qua tài khoản 214.
Tài khoản 214 phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ và bất động sản đầu tư (BĐSĐT) trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ, BĐSĐT và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ, BĐSĐT.
Hao mòn tài sản cố định được hạch toán thông qua tài khoản kế toán nào? Phương pháp khấu hao TSCĐ được thay đổi khi nào? (Hình từ Internet)
Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định có bao nhiêu tài khoản cấp 2?
Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định được quy định tại Điều 38 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định
...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ
Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư giảm do TSCĐ, BĐSĐT thanh lý, nhượng bán, điều động cho doanh nghiệp khác, góp vốn đầu tư vào đơn vị khác.
Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐSĐT tăng do trích khấu hao TSCĐ, BĐS đầu tư.
Số dư bên Có: Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ, BĐS đầu tư hiện có ở doanh nghiệp.
Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ, có 4 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ hữu hình.
- Tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ thuê tài chính trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ thuê tài chính.
- Tài khoản 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ vô hình và những khoản làm tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ vô hình.
- Tài khoản 2147 - Hao mòn BĐSĐT: Tài khoản này phản ánh giá trị hao mòn BĐSĐT dùng để cho thuê hoạt động của doanh nghiệp.
Theo đó, Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ, có 4 tài khoản cấp 2, gồm:
- Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ hữu hình.
- Tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ thuê tài chính trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ thuê tài chính.
- Tài khoản 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ vô hình và những khoản làm tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ vô hình.
- Tài khoản 2147 - Hao mòn BĐSĐT: Tài khoản này phản ánh giá trị hao mòn BĐSĐT dùng để cho thuê hoạt động của doanh nghiệp.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định được thay đổi khi nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 32 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định
1. Nguyên tắc kế toán
...
d) Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ phải được xem xét lại ít nhất là vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thời gian khấu hao phải được thay đổi tương ứng. Phương pháp khấu hao TSCĐ được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ. Trường hợp này, phải điều chỉnh chi phí khấu hao cho năm hiện hành, các năm tiếp theo và phải thuyết minh trong Báo cáo tài chính.
...
Theo đó, phương pháp khấu hao tài sản cố định được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế của tài sản cố định.
Trong trường hợp này, phải điều chỉnh chi phí khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo, và được thuyết minh trong Báo cáo tài chính.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam 30 4? Bài tuyên truyền kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước?
- Chi tiết chương trình Đất nước trọn niềm vui 20 4 Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 4?
- 12 biện pháp phòng chống khủng bố khẩn cấp bao gồm những gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh được quy định như thế nào?
- Cục Xúc tiến thương mại có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại? Cục Xúc tiến thương mại có tư cách pháp nhân không?
- Giá vé tham quan Dinh Độc Lập được miễn phí với đối tượng nào? Trường hợp nào được giảm 50% giá vé tham quan Dinh Độc Lập?