Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát là gì? Ví dụ về hiện tượng nhiễm điện? Giải thích hiện tượng nhiễm điện do cọ xát?
Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát là gì? Giải thích hiện tượng nhiễm điện do cọ xát? Ví dụ về hiện tượng nhiễm điện?
Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát là một hiện tượng xảy ra do hai vật cọ xát với nhau tạo nên sự chuyển động của các election giữa hai vật. Từ đó, dẫn đến sự tích tụ hoặc mất đi điện tích trên các vật.
Giải thích hiện tượng nhiễm điện do cọ xát?
Ví dụ, khi cọ xát đũa thủy tinh và đũa nhựa vào vải lụa:
- Khi thực hiện cọ xát giữa đũa thủy tinh và vải lụa, các election từ đũa thủy tinh sẽ dần dịch chuyển sang vãi lụa. Từ đó, đũa thủy tinh bị mất đi electron nên nhiễm điện dương còn miếng vải lụa do nhận thêm electron nên nhiễm điện âm.
- Khi cọ xát đữa nhựa vào vải lụa thì các electron từ đũa nhựa dịch chuyển sang vải lụa. Đũa nhựa mất bớt electron nên nhiễm điện dương, mảnh vải lụa nhận thêm electron nên nhiễm điện âm
- Trong trường hợp thực hiện cọ xát đũa nhựa vào vải len, các electron sẽ từ vải len dịch chuyển sang đũa nhựa. Khi đó, đũa nhựa nhận thâm electron nên nhiễm điện âm, còn vải len thì do mất bớt electron nên nhiễm điện dương.
Ví dụ về hiện tượng nhiễm điện?
- Chải tóc bằng lược nhựa: Có sự cọ xát giữa lược và tóc, khiến các electron trên tóc chuyển từ tóc sang lược nhựa nên tóc sẽ tích điện dương.
- Cọ xát viết nhựa và tâm giấy: Sự cọ xát giữa bút và giấy gây ra sự chuyển động của electron từ giấy sang bút, dẫn đến tích tụ điện âm trên bút.
- Khi thời tiết trở nên khô lạnh, nếu cởi áo khoác len, áo sẽ tạo ra tĩnh điện do có sự cọ xát giữa áo len và da nên gây ra sự chuyển động của các electron, dẫn đến tích tụ điện trên áo len.
Thông tin mang tính tham khảo!
Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát là gì? Ví dụ về hiện tượng nhiễm điện? Giải thích hiện tượng nhiễm điện do cọ xát? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 8 khi học hiện tượng nhiễm điện do cọ xát là gì?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 8 khi học phần điện như sau:
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
- Hiện tượng nhiễm điện - Dòng điện - Tác dụng của dòng điện - Nguồn điện - Mạch điện đơn giản - Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế | - Giải thích được sơ lược nguyên nhân một vật cách điện nhiễm điện do cọ xát. - Giải thích được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát. - Định nghĩa được dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. - Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện và liệt kê được một số nguồn điện thông dụng trong đời sống. - Phân loại được vật dẫn điện, vật không dẫn điện. - Thực hiện thí nghiệm để minh hoạ được các tác dụng cơ bản của dòng điện: nhiệt, phát sáng, hoá học, sinh lí. - Vẽ được sơ đồ mạch điện với kí hiệu mô tả: điện trở, biến trở, chuông, ampe kế (ammeter), vôn kế (voltmeter), đi ốt (diode) và đi ốt phát quang. - Mắc được mạch điện đơn giản với: pin, công tắc, dây nối, bóng đèn. - Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì, rơ le (relay), cầu dao tự động, chuông điện. - Thực hiện thí nghiệm để nêu được số chỉ của ampe kế là giá trị của cường độ dòng điện. - Thực hiện thí nghiệm để nêu được khả năng sinh ra dòng điện của pin (hay ắc quy) được đo bằng hiệu điện thế (còn gọi là điện áp) giữa hai cực của nó. - Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện và đơn vị đo hiệu điện thế. - Đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế bằng dụng cụ thực hành. |
Theo đó, yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 8 khi học hiện tượng nhiễm điện do cọ xát như sau:
- Giải thích được sơ lược nguyên nhân một vật cách điện nhiễm điện do cọ xát.
- Giải thích được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.
Trường trung học cơ sở tư thục do ai bảo đảm điều kiện hoạt động?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Loại hình và hệ thống trường trung học
1. Trường trung học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục.
a) Trường trung học công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và trực tiếp quản lý. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho chi thường xuyên của trường trung học công lập chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm.
b) Trường trung học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được thành lập theo quy định của pháp luật. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của trường trung học tư thục là nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
Như vậy, trường trung học cơ sở tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được thành lập theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền cầm giữ hàng hải có bị thay đổi khi có sự thay đổi chủ tàu không? Giấy chứng nhận và tài liệu liên quan đến tàu biển?
- Nghị định 29: Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với vấn đề gì? Bộ tài chính có nhiệm vụ gì trong việc quản lý đầu tư phát triển?
- Câu hỏi ôn thi Rung chuông vàng học sinh tiểu học lớp 2 có đáp án? Quyền của học sinh tiểu học được quy định ra sao?
- Thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải trong trường hợp Tòa án không thể thực hiện việc bắt giữ tàu biển?
- Trường hợp nào không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính theo Nghị quyết 76? Định hướng về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính sau sắp xếp?