Hình thức tổ chức Đại lễ Phật đản tại Việt Nam năm nay là gì? Chương trình chính thức của Đại lễ Phật đản năm nay?
Hình thức tổ chức Đại lễ Phật đản tại Việt Nam năm nay là gì?
Đại lễ Phật đản, hay còn được biết đến là Vesak, là sự kiện trọng đại, thiêng liêng được tổ chức hằng năm bởi tăng ni, phật tử trên toàn thế giới.
Đại lễ Phật đản năm 2025 diễn ra trong bầu không khí tràn đầy hân hoan kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước: kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); kỷ niệm 80 năm ngày Quốc Khánh (2/9/1945 - 2/9/2025); cùng với lần thứ 4, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Việt Nam mang ý nghĩa và tầm vốc vô cùng trọng đại.
Căn cứ vào Thông bạch 41/TB-HĐTS về việc hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 (Tải về) quy định về hình thức tổ chức Đại lễ Phật đản tại Việt Nam năm 2025 như sau:
(1) Triển khai, phổ biến các văn kiện liên quan Đại lễ Phật đản Vesak do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành.
(2) Ban Hoằng pháp, Ban Văn hóa, Ban Thông tin Truyền thông phổ biến tinh thần, nội dung và các hoạt động Phật đản Vesak tới đông đảo quần chúng về Đại lễ ý nghĩa này.
(3) Cử đoàn đại biểu đại diện Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh tham dự đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc PL. 2569 – DL. 2025 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh (Trung ương Giáo hội sẽ có thông báo cụ thể thành phần Đại biểu địa phương, thời gian, thư mời tham dự Đại lễ tại Tp. Hồ Chí Minh).
(4) Đăng ký với UBND, Sở VHTTDL tại địa phương trong việc treo cờ Phật giáo và biểu ngữ, pano, áp phích chào mừng Đại lễ Phật đản Vesak (như nêu ở phần II, mục B của Thông bạch).
(5) Tại Trụ sở GHPGVN cấp tỉnh, trụ sở GHPGVN cấp huyện, trong khuôn viên Tự viện thiết lập vườn Lâm Tỳ Ni, treo cờ Tổ quốc, cờ Phật giáo, kết hoa, treo lồng đèn, bóng bay Phật đản và treo biểu ngữ chào mừng Phật đản (có thể sử dụng song ngữ Việt - Anh). Cờ Tổ quốc được treo phía tay trái từ trong nhìn ra và phải lớn hơn cờ Phật giáo từ một đến hai phân (nếu là cờ lớn).
(6) Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, cấp huyện hướng dẫn Phật tử treo cờ Phật giáo, phan, phướn, lồng đèn v.v... tại tư gia.
(7) Tổ chức xe hoa diễu hành theo từng địa phương. Thời gian xe hoa diễu hành do Quý Ban ấn định phù hợp với kế hoạch tổ chức Đại lễ tại địa phương.
(8) Tổ chức hoa đăng, phóng sinh đăng trên sông, hồ tại những nơi có điều kiện.
(9) Nếu địa phương có đủ điều kiện thì tổ chức Hội thảo, Tọa đàm về ý nghĩa ngày Đại Lễ Phật đản Vesak năm 2025.
(10) Nếu địa phương đủ điều kiện thì tổ chức triển lãm văn hóa Phật giáo tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, cấp huyện, hoặc tại các Tự viện lớn, hoặc địa điểm khác. Nội dung triển lãm cần nêu bật được tinh thần Phật giáo nhập thế và đồng hành với dân tộc: Di sản văn hoá Phật giáo, pháp khí, tranh ảnh nghệ thuật, thư pháp v.v...
(11) Tổ chức văn nghệ mừng Đại Lễ Phật đản tại các lễ đài, cơ sở Tự viện, nhà Văn hóa, nhà hát công cộng... Nếu điều kiện cho phép, Quý Ban đăng ký với các đài phát thanh, truyền hình của địa phương để phát sóng một số sự kiện nổi bật của Phật giáo địa phương nhân Đại lễ Phật đản Vesak 2025 tại Việt Nam.
(12) Tổ chức lễ hội văn hóa và hội chợ ẩm thực chay trong thời gian tổ chức Đại lễ Phật đản.
(13) Tổ chức đặt vòng hoa tưởng niệm tại các nghĩa trang và đài Liệt sĩ.
(14) Tổ chức ủy lạo, từ thiện xã hội, thăm viếng và tặng quà các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với đất nước, thương bệnh binh, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật, mồ côi, trại dưỡng lão v.v... để mang thông điệp Từ bi của Đạo Phật đến với mọi người.
(15) Có kế hoạch đảm bảo an toàn trong việc phòng, chống dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm, chống cháy nổ trong suốt thời gian tổ chức Đại lễ Phật đản.
Hình thức tổ chức Đại lễ Phật đản tại Việt Nam năm nay là gì? Chương trình chính thức của Đại lễ Phật đản năm nay? (Hình từ Internet)
Chương trình chính thức của Đại lễ Phật đản tại Việt Nam năm nay?
Căn cứ vào Thông bạch 41/TB-HĐTS về việc hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 (Tải về) quy định về Chương trình chính thức của Đại lễ Phật đản tại Việt Nam năm 2025 gồm:
Ngày mùng 08 tháng 4 năm Ất Tỵ (05/5/2025):
- Đúng 04 giờ sáng, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước cử 03 hồi chuông trống Bát nhã kính mừng Đức Phật đản sinh, cầu nguyện quốc thái dân an.
-Tổ chức tuần lễ tụng kinh Kính mừng Phật đản, Kinh Chuyển Pháp luân, và các nghi thức cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình.
Ngày Rằm tháng 4 năm Ất Tỵ (tức 12/5/2025):
(1) Đúng 4 giờ sáng, tất cả các Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường trong cả nước cử 3 hồi chuông trống Bát-nhã rước lễ Đản sanh.
(2) Cử hành Đại lễ Phật đản:
- Niệm Phật cầu gia bị.
- Cử Quốc ca, Đạo ca.
- Tuyên bố lý do, chương trình Đại lễ, giới thiệu đại biểu tham dự.
- Tuyên đọc Thông điệp Vesak 2025 của Tổng Thư ký LHQ.
- Tuyên đọc Thông điệp Phật đản PL. 2569 của Đức Pháp chủ GHPGVN.
- Diễn văn Đại Lễ Phật đản Phật lịch PL. 2569 của Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.
- Phát biểu của đại diện cơ quan chức năng tỉnh, thành (nếu có).
- Cử hành nghi thức cúng dường Đại Lễ Phật đản:
+ Cử 3 hồi chuông trống Bát nhã rước Lễ Đản sanh;
+ Niệm hương;
+ Toàn thể Đạo tràng nhập Từ bi quán;
+ Dâng hoa cúng dường Phật đản;
+ Nghi thức tụng Kinh Kính mừng Phật đản;
+ Nghi thức Tắm Phật;
+ Hồi hướng;
+ Thả chim Bồ câu hoặc bong bóng cầu quốc thái dân an, hòa bình nhân loại.
+ Cảm tạ của Ban tổ chức.
Chương trình thuyết giảng, diễu hành xe hoa, sự kiện văn hóa:
Tại các cơ sở Tự viện có thể tổ chức thuyết giảng, các chương trình văn hóa, nghệ thuật, triển lãm chào mừng Đại lễ Phật đản (nếu có điều kiện).
Quy định về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người được quy định thế nào?
Căn cứ vào Điều 6 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Sau khi bù trừ số thuế TNCN nộp thừa hoặc nộp thiếu của các cá nhân tại tổ chức trả thu nhập, nếu còn số thuế nộp thừa thì có thể xử lý thế nào?
- Mẫu viết đoạn văn 4 đến 5 câu nói về cảnh thanh bình ở quê em? Học sinh lớp 5 cần đạt yêu cầu về viết đoạn văn như thế nào?
- Tội môi giới hối lộ theo Điều 365 Bộ luật Hình sự được quy định thành các khung hình phạt nào?
- Ban Quản lý rủi ro là đơn vị thuộc Cục Hải quan có chức năng gì? Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý rủi ro?
- Trong hoạt động hợp tác quốc tế cơ quan nào có quyền cho ý kiến về vấn đề an ninh, trật tự trước khi ký điều ước quốc tế?