Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng gồm những gì theo Thông tư 62?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng gồm những gì theo Thông tư 62?
- Việc chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng được thực hiện như thế nào?
- Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc chấp thuận tổ chức lại tổ chức tín dụng?
Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng gồm những gì theo Thông tư 62?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 62/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Theo đó, hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng bao gồm những giấy tờ, cụ thể sau đây:
(1) Văn bản của tổ chức tín dụng đề nghị:
- Chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý;
- Chấp thuận các nội dung khác (nếu có);
(2) Hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận quy định tại điểm a(ii) khoản 2 Điều 17 Thông tư 62/2024/TT-NHNN theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan;
(3) Điều lệ của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý được cấp có thẩm quyền quyết định của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thông qua;
(4) Văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định của tổ chức tín dụng được chuyển đổi hình thức pháp lý thông qua các nội dung thay đổi tại Phương án chuyển đổi hình thức pháp lý và các vấn đề khác có liên quan đến việc chuyển đổi hình thức pháp lý (nếu có);
(5) Văn bản của tổ chức tín dụng được chuyển đổi hình thức pháp lý nêu rõ các nội dung thay đổi so với Phương án chuyển đổi hình thức pháp lý đã trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý (nếu có);
(6) Văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thông qua Điều lệ; bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát; quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý và các vấn đề khác liên quan đến tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý;
(7) Văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý về việc bầu chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên; bầu chức danh Trưởng Ban kiểm soát; bổ nhiệm Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát;
(8) Văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý về việc bổ nhiệm chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng;
(9) Danh sách, mức và tỷ lệ góp vốn của các thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập, cổ đông lớn, cổ đông chiến lược, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý;
(10) Các quy định nội bộ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý quy định tại điểm e khoản 1 Điều 17 Thông tư 62/2024/TT-NHNN đã được cấp có thẩm quyền quyết định của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thông qua;
(11) Ngoài những hồ sơ quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k khoản 2 Điều 17 Thông tư 62/2024/TT-NHNN, tổ chức tín dụng chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần nộp bổ sung các hồ sơ sau đây:
- Báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu và xác nhận của ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản phong tỏa về số tiền thu được từ đợt chào bán;
- Hồ sơ của cổ đông sáng lập (nếu có), cổ đông lớn, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thực hiện theo hồ sơ đối với cổ đông sáng lập thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng.
- Hồ sơ của cổ đông, cổ đông chiến lược là nhà đầu tư nước ngoài của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam;
(12) Ngoài những hồ sơ quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k khoản 2 Điều 17 Thông tư 62/2024/TT-NHNN, tổ chức tín dụng chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và ngược lại, tổ chức tín dụng chuyển đổi từ công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn nộp bổ sung các hồ sơ sau đây:
- Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư hoặc giấy tờ xác nhận hoàn tất chuyển nhượng vốn;
- Văn bản của tổ chức tín dụng được chuyển đổi hình thức pháp lý xác nhận tư cách thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý;
- Hồ sơ của chủ sở hữu, thành viên góp vốn nhận chuyển nhượng, thành viên góp vốn mới của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thực hiện theo hồ sơ đối với chủ sở hữu, thành viên sáng lập thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng gồm những gì theo Thông tư 62? (Hình từ Internet)
Việc chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Thông tư 62/2024/TT-NHNN có quy định:
Theo đó, việc chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng sẽ được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý, tổ chức tín dụng gửi Ngân hàng Nhà nước 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 62/2024/TT-NHNN. Quá thời hạn 120 ngày, Ngân hàng Nhà nước không nhận được hồ sơ nêu trên thì văn bản chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý hết hiệu lực.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời bạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
- Tổ chức tín dụng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư 62/2024/TT-NHNN, cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng và chấp thuận các nội dung khác (nếu có). Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc chấp thuận tổ chức lại tổ chức tín dụng?
Căn cứ theo Điều 28 Thông tư 62/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Theo đó, trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong việc tổ chức lại tổ chức tín dụng có nội dung, cụ thể:
- Đơn vị đầu mối xử lý hồ sơ đề nghị chấp thuận tổ chức lại tổ chức tín dụng làm đầu mối tiếp nhận, thẩm định và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét có văn bản hoặc quyết định theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 19 và Điều 24 Thông tư 62/2024/TT-NHNN.
- Các đơn vị khác có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ với Đơn vị đầu mối xử lý hồ sơ đề nghị chấp thuận tổ chức lại tổ chức tín dụng khi chấp thuận tổ chức lại tổ chức tín dụng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng gồm những gì theo Thông tư 62?
- Đơn vị phụ thuộc có thể tự quyết định các hoạt động kinh doanh không? Đơn vị phụ thuộc có con dấu riêng không?
- Dự án điện năng lượng mới được sản xuất từ năng lượng amoniac xanh có được miễn giảm tiền thuê đất không?
- Quy định về hình thức đánh giá học sinh trung học phổ thông thế nào? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính gồm những tổ chức nào? 03 Nhiệm vụ về lĩnh vực thống kê của Bộ Tài chính?