Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan gồm những gì?
- Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan gồm những gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan?
- Hình thức xử lý tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan như thế nào?
Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 36 Nghị định 77/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Trình tự, thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về hải quan mà không có người đến nhận, cơ quan hải quan nơi có hàng hóa tồn đọng tổ chức thực hiện kiểm kê, phân loại hàng hóa. Trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan có thể thuê giám định, thẩm định để phục vụ việc kiểm kê, phân loại.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc kiểm kê, phân loại, cơ quan hải quan nơi có hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ trình Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực xem xét, quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản: bản chính.
b) Bảng kê tên tài sản, chủng loại, số lượng (trọng lượng), số, loại cont hoặc số seal và các thông tin khác (nếu cần): bản chính.
c) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình thông báo về tài sản và các hồ sơ, tài liệu khác (nếu có): bản sao.
d) Văn bản thông báo từ bỏ hàng hóa hoặc tài liệu chứng minh (nếu có): bản sao.
đ) Văn bản từ bỏ hành lý tạm gửi hoặc quá thời hạn tạm gửi hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh (nếu có) theo quy định tại khoản 6 Điều 59 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan: bản chính.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực xem xét, quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
Theo đó, trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc kiểm kê, phân loại, cơ quan hải quan nơi có hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ trình Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực xem xét, quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Như vậy, hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan gồm nhưng giấy tờ sau đây:
(1) Tờ trình đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản: bản chính.
(2) Bảng kê tên tài sản, chủng loại, số lượng (trọng lượng), số, loại cont hoặc số seal và các thông tin khác (nếu cần): bản chính.
(3) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình thông báo về tài sản và các hồ sơ, tài liệu khác (nếu có): bản sao.
(4) Văn bản thông báo từ bỏ hàng hóa hoặc tài liệu chứng minh (nếu có): bản sao.
(5) Văn bản từ bỏ hành lý tạm gửi hoặc quá thời hạn tạm gửi hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh (nếu có) theo quy định tại khoản 6 Điều 59 Nghị định 08/2015/NĐ-CP: bản chính.
Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan gồm những gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan?
Căn cứ theo Điều 35 Nghị định 77/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan.
Như vậy, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực sẽ là cơ quan có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan.
Hình thức xử lý tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan như thế nào?
Căn cứ theo Điều 37 Nghị định 77/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, pháp luật quy định về hình thức xử lý tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan sau đây:
- Giao tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành quản lý, xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
- Giao tài sản hoặc điều chuyển tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
- Bán đối với tài sản không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 37 Nghị định 77/2025/NĐ-CP hoặc tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định 77/2025/NĐ-CP nhưng không áp dụng được hình thức giao hoặc điều chuyển.
- Tiêu hủy đối với các loại tài sản theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
- Nộp vào ngân sách nhà nước đối với tiền Việt Nam. Đối với ngoại tệ xử lý theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tuyên truyền thực hiện kết luận 137 thông qua hình thức nào? Nguyên tắc xác định tên gọi khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp?
- Mẫu thông báo thay đổi nội quy lao động công ty? Khi sửa đổi nội quy lao động cần tham khảo ý kiến của những ai?
- 4 nội dung về phương án sáp nhập đơn vị hành chính được thông qua tại Nghị quyết 60 NQ TW như thế nào?
- Điểm ưu tiên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT có được cộng dồn không theo Thông tư 24? Cộng 0,25 điểm ưu tiên cho đối tượng nào?
- Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan gồm những gì?