4+ Kể về một người lao động ở trường em lớp 2 hay nhất? Yêu cầu cần đạt về kĩ thuật viết trong môn Tiếng Việt lớp 2 là gì?
4+ Kể về một người lao động ở trường em lớp 2 hay nhất?
Dưới đây là tổng hợp mẫu viết đoạn văn kể về một người lao động ở trường em lớp 2 hay nhất mà các bạn có thể tham khảo:
Kể về một người lao động ở trường em - Mẫu 1:
Trường của em có Bác bảo vệ tên là Dũng. Bác ấy có dáng người cao lớn. Làn da của bác hơi ngăm đen vì phải đi lại rất nhiều và phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bác rất thân thiện với các học sinh trong trường. Mỗi buổi sáng, em được mẹ đưa đi học từ rất sớm. Bác bảo vệ thường ra ghế đá ngồi trò chuyện cùng em để chờ các bạn đến. Em rất quý bác Dũng. Em mong bác sẽ luôn luôn khỏe mạnh.
Kể về một người lao động ở trường em - Mẫu 2:
Kể về một người lao động ở trường em - Mẫu 3:
Kể về một người lao động ở trường em - Mẫu 4:
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
4+ Kể về một người lao động ở trường em lớp 2 hay nhất? Yêu cầu cần đạt về kĩ thuật viết trong môn Tiếng Việt lớp 2 là gì? (Hình ảnh từ Internet)
Yêu cầu cần đạt về kĩ thuật viết trong môn Tiếng Việt lớp 2 là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt về kĩ thuật viết trong môn Tiếng Việt lớp 2 như sau:
- Viết thành thạo chữ viết thường, viết đúng chữ viết hoa.
- Viết hoa chữ cái đầu câu, viết đúng tên người, tên địa lí phổ biến ở địa phương.
- Nghe - viết chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 50 - 55 chữ, tốc độ khoảng 50 - 55 chữ trong 15 phút. Viết đúng một số từ dễ viết sai do đặc điểm phát âm địa phương.
- Trình bày bài viết sạch sẽ, đúng quy định.
Yêu cầu cần đạt về kĩ thuật đọc của học sinh lớp 2 được quy định ra sao?
Căn cứ theo Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt về kĩ thuật đọc của học sinh lớp 2 như sau:
- Đọc đúng các tiếng (bao gồm cả một số tiếng có vần khó, ít dùng). Thuộc bảng chữ cái tiếng Việt; biết phân biệt tên chữ cái (a, bê, xê,...) và âm (a, bờ, cờ,...) mà chữ cái và con chữ biểu hiện.
- Đọc đúng và rõ ràng các đoạn văn, câu chuyện, bài thơ, văn bản thông tin ngắn. Tốc độ đọc khoảng 60 - 70 tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ.
- Bước đầu phân biệt được lời nhân vật trong đối thoại và lời người kể chuyện để đọc với ngữ điệu phù hợp.
- Biết đọc thầm.
- Nhận biết được thông tin trên bìa sách: tranh minh hoạ, tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản.
- Điền được những thông tin quan trọng vào phiếu đọc sách.
Mục tiêu chương trình môn Tiếng Việt lớp 2 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu chương trình môn Tiếng Việt lớp 2 như sau:
(1) Mục tiêu chung
- Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.
- Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.
(2) Mục tiêu riêng
- Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.
- Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
- Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày của mẹ: Những món quà tặng mẹ nào dưới 100k cho học sinh ý nghĩa độc đáo? Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền gì?
- Bảo tàng nhà nước cấp tỉnh bảo quản tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân nào theo quy định tại Nghị định 77?
- Quy định về ngành nghề kinh doanh của MobiFone là gì? Hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân và mục tiêu hoạt động của MobiFone?
- Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thuộc bộ móng guốc ngón chẵn được quy định thế nào?
- Khu vực phòng thủ có lấy cấp xã làm nền tảng để bảo vệ địa phương không? 8 nhiệm vụ khu vực phòng thủ hiện nay ra sao?