Ai là Tư lệnh Bộ Tư lệnh chiến dịch Đường 9 Khe Sanh Xuân Hè 1968? Chiến dịch Đường 9 Khe Sanh bắt đầu khi nào?
Ai là Tư lệnh Bộ Tư lệnh chiến dịch Đường 9 Khe Sanh Xuân Hè 1968? Chiến dịch Đường 9 Khe Sanh bắt đầu khi nào?
Thông tin về ai là Tư lệnh Bộ Tư lệnh chiến dịch Đường 9 Khe Sanh Xuân Hè 1968, chiến dịch Đường 9 Khe Sanh bắt đầu khi nào dưới đây:
Ngày 6/12/1967, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Đảng ủy và Bộ tư lệnh Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh nhằm thu hút, giam chân, tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ và ngụy quân Sài Gòn, phá vỡ một phần hệ thống phòng ngự của địch ở Đường 9, phối hợp với các chiến trường toàn miền Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Bộ tư lệnh chiến dịch do Thiếu tướng Trần Quý Hai, Phó tổng Tham mưu trưởng làm Tư lệnh; Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Chính ủy kiêm Bí thư Đảng ủy. Đảng ủy và Bộ tư lệnh Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương. Địa bàn chiến dịch được xác định từ Cửa Việt - Đông Hà đến biên giới Việt - Lào, phía bắc giáp Cồn Tiên - Dốc Miếu;
Trong đó khu vực Khe Sanh là hướng chính. Để hoàn thành thắng lợi mục tiêu đề ra, Bộ tư lệnh Chiến dịch huy động các sư đoàn bộ binh 304, 320, 324, 325, lực lượng đặc công, pháo binh, công binh, phòng không… cùng lực lượng vũ trang địa phương các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa. Đây là lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta tổ chức một chiến dịch quy mô lớn, có nhiều sư đoàn chủ lực và nhiều đơn vị binh chủng tham gia, trực tiếp chiến đấu trên chiến trường miền Nam.
Như vậy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh chiến dịch Đường 9 Khe Sanh Xuân Hè 1968 là Thiếu tướng Trần Quý Hai.
Sau một thời gian chuẩn bị tích cực về mọi mặt, Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh chính thức mở màn vào đêm ngày 20/1/1968 - 10 ngày trước khi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân bắt đầu. Từ ngày 20/1 đến ngày 7/2/1968, ta tiến công quận lỵ Hướng Hóa và cứ điểm Huội San, diệt cứ điểm Làng Vây, làm chủ đoạn Đường 9 từ Cà Tu đến biên giới Việt - Lào.
Chiến dịch Đường 9 Khe Sanh chính thức mở màn vào đêm ngày 20/1/1968.
*Trên đây là thông tin về ai là Tư lệnh Bộ Tư lệnh chiến dịch Đường 9 Khe Sanh Xuân Hè 1968, chiến dịch Đường 9 Khe Sanh bắt đầu khi nào!
Ai là Tư lệnh Bộ Tư lệnh chiến dịch Đường 9 Khe Sanh Xuân Hè 1968? Chiến dịch Đường 9 Khe Sanh bắt đầu khi nào? (Hình ảnh Internet)
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng được quy định thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 106/2021/NĐ-CP quy định về Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng như sau:
- Cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Bộ Tham mưu; Cục Chính trị; Cục Trinh sát; Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm; Cục Cửa khẩu; Cục Hậu cần; Cục Kỹ thuật;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Hải đoàn Biên phòng; Lữ đoàn thông tin Biên phòng; Học viện Biên phòng; Trường Cao đẳng Biên phòng; Trường Trung cấp 24 Biên phòng; Trung tâm huấn luyện - cơ động;
- Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 106/2021/NĐ-CP có các đơn vị trực thuộc.
Chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng ra sao?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 106/2021/NĐ-CP quy định về chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng như sau:
(1) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo có thời gian từ 05 năm trở lên nếu có nhu cầu chuyển gia đình đến định cư ổn định cuộc sống lâu dài ở khu vực biên giới, hải đảo được chính quyền địa phương nơi chuyển đến ưu tiên giao đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai;
Hỗ trợ về chỗ ở, nhà ở cho gia đình, việc làm cho vợ hoặc chồng của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng và được hưởng các chế độ, chính sách khác theo quy định.
(2) Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng ngoài được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp và các chính sách khác trong Quân đội còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm bảo vệ biên giới, hải đảo trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, hải đảo.
(3) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng đang có thời gian công tác liên tục từ đủ 05 năm trở lên ở khu vực biên giới đất liền, đảo, quần đảo, hàng tháng được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo.
Trường hợp chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo được quy định tại nhiều văn bản thì chỉ được hưởng một mức cao nhất của chế độ, chính sách đó.
(4) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Bộ đội Biên phòng khi làm cán bộ tăng cường xã biên giới nơi có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, hàng tháng được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm và chế độ bồi dưỡng sức khỏe hàng năm tăng thêm theo quy định của pháp luật.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mẫu quyết định về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản năm 2025? Tải mẫu quyết định ở đâu?
- Quy trình ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư? Hợp đồng mẫu áp dụng trong mua bán căn hộ chung cư?
- Cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có phải cung cấp thông tin số liệu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
- Hành vi tấn công mạng và có liên quan đến tấn công mạng có phải hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng internet không?
- Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?