Bài phát biểu trong lễ tri ân và trưởng thành của giáo viên cuối năm học ý nghĩa? Bài phát biểu lễ trưởng thành cuối năm?
Bài phát biểu trong lễ tri ân và trưởng thành của giáo viên cuối năm học ý nghĩa? Bài phát biểu lễ trưởng thành cuối năm?
Bài phát biểu trong lễ tri ân và trưởng thành của giáo viên cuối năm học ý nghĩa (Bài phát biểu lễ trưởng thành cuối năm) tham khảo như sau:
Tải về Bài phát biểu trong lễ tri ân và trưởng thành của giáo viên (lớp 5)
Tải về Bài phát biểu trong lễ tri ân và trưởng thành của giáo viên (lớp 9)
Tải về Bài phát biểu trong lễ tri ân và trưởng thành của giáo viên (lớp 12)
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.
3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.
4. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.
...
Như vậy, ngày bế giảng hay tổng kết năm học 2025 chính thức cụ thể sẽ do từng tỉnh, thành phố quyết định. Tuy nhiên, sẽ hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.
Bài phát biểu trong lễ tri ân và trưởng thành của giáo viên cuối năm học ý nghĩa? Bài phát biểu lễ trưởng thành cuối năm? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo thế nào?
Căn cứ theo Điều 69, Điều 70 Luật Giáo dục 2019 quy định nhiệm vụ và quyền của nhà giáo như sau:
Nhiệm vụ của nhà giáo
- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
Quyền của nhà giáo
- Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
- Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
Định mức tiết dạy đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định định mức tiết dạy đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học như sau:
(1) Định mức tiết dạy là tổng số tiết lý thuyết (hoặc thực hành) giảng dạy trực tiếp (hoặc dạy trực tuyến) của mỗi giáo viên phải thực hiện trong 01 năm học.
(2) Định mức tiết dạy trong 01 năm học được xác định như sau:
Định mức tiết dạy trong 01 năm học | = | Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần | x | Số tuần giảng dạy |
Trong đó, số tuần giảng dạy là số tuần giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục (không bao gồm số tuần dự phòng).
(3) Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần
(i) Giáo viên trường tiểu học là 23 tiết, giáo viên trường trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trường trung học phổ thông là 17 tiết;
(ii) Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học là 21 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở là 17 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở là 17 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông là 15 tiết;
Ngoài việc dạy theo định mức tiết dạy quy định như trên, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú còn tham gia thực hiện nhiệm vụ khác của trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú gồm quản lý học sinh, phụ đạo, bồi dưỡng học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù của trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú theo phân công của hiệu trưởng để bảo đảm hoạt động chung của nhà trường;
(iii) Giáo viên trường, lớp dành cho người khuyết tật là 21 tiết đối với cấp tiểu học, 17 tiết đối với cấp trung học cơ sở, 15 tiết đối với cấp trung học phổ thông;
(iv) Giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết;
(v) Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là 02 tiết đối với trường tiểu học có từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1; 08 tiết đối với các trường tiểu học còn lại.
Căn cứ chia vùng thực hiện theo quy định tại Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập;
(vi) Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là 02 tiết đối với trường trung học cơ sở có từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1; 06 tiết đối với các trường trung học cơ sở còn lại;
(vii) Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là 02 tiết đối với trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng số lớp cấp tiểu học và trung học cơ sở từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1; 06 tiết đối với các trường trung học phổ thông có nhiều cấp học còn lại.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục công nhận người lao động có thu nhập thấp năm 2025 ở cấp xã theo Quyết định 967 thực hiện ra sao?
- Vụ Đầu tư thuộc Bộ Tài chính có chức năng giúp việc trong lĩnh vực nào? Vụ trưởng Vụ Đầu tư có trách nhiệm gì?
- Khả năng khởi động đen là gì? Đơn vị nào có trách nhiệm phân vùng phụ tải có quy mô phù hợp với khả năng khởi động đen?
- Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán có chức năng gì? 13 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay được quy định ra sao?
- Thợ nổ mìn là ai? 5 Nội dung huấn luyện đối với thợ nổ mìn hiện nay như thế nào theo Nghị định 181?