Bài văn tả cây xoài lớp 4 ngắn gọn? Tả cây xoài ngắn gọn lớp 4? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học là gì?

Bài văn tả cây xoài lớp 4 ngắn gọn? Tả cây xoài ngắn gọn lớp 4? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học là gì?

Bài văn tả cây xoài lớp 4 ngắn gọn? Tả cây xoài ngắn gọn lớp 4?

Tham khảo mẫu bài văn tả cây xoài lớp 4 ngắn gọn, tả cây xoài ngắn gọn lớp 4 dưới đây:

MẪU 01 - Bài văn tả cây xoài lớp 4 ngắn gọn

Sau vườn nhà em có một cây xoài rất lớn. Đó là cây ăn quả đầu tiên trong khu vườn được bố em trồng khi vừa chuyển về đây sinh sống.

Cây cao phải đến hơn bốn mét, với phần thân to và cứng cáp. Một mình em không thể ôm xuể được thân cây đó. Phần rễ cây chìm dưới mặt đất, nhưng em vẫn đoán được chắc hẳn rễ cây phải to và dài lắm, bởi nó có thể chống đỡ cho cả cái cây cao lớn như thế này cơ mà. Từ thân cây, các cành chính lớn như bắp tay mọc ra, rồi từ nhánh lớn ấy mới đẻ ra rất nhiều các nhánh con khác. Các nhánh cây xoài khá dài, vì vậy đầu cành thường chúc xuống đất, giúp em dễ dàng hái quả vào mùa thu hoạch. Lá xoài mọc khá dày. Mỗi lá dài đến như một gang tay, khá mỏng, Lúc còn non có màu đỏ, khi lớn thì chuyển xanh sẫm. Tuy là cây ăn quả, nhưng cây xoài vẫn sở hữu cho mình một tán lá dày rộng, tạo ra cả một vùng râm mát trong vườn. Những ngày hè, em thích nhất là chơi trên chiếc chõng tre ông đặt dưới gốc xoài.

Mỗi năm đến mùa quả, cây xoài nhà em cho nhiều trái lắm. Trái mọc thành chùm, treo lúc lỉu trên cây. Chùm ít thì độ ba đến năm quả, chùm nhiều thì cũng phải gần mười quả. Những chùm xoài này mọc khắp ở các cành con, dày đến tưởng như chỉ thấy quả mà chẳng thấy lá. Những quả xoài to như bàn tay của bố, vỏ mỏng, thịt dày, hạt nhỏ. Lúc còn xanh ăn giòn, chua, đem làm nộm thì ngon tuyệt. Khi chín, thịt vàng ươm, ăn ngọt lịm. Mỗi mùa, mẹ em đều đem quả biếu hàng xóm, người thân quen, rồi cả đem bán nữa thì mới hết được.

Em quý cây xoài nhà mình lắm. Bởi hơn cả một loài cây ăn quả, cây xoài đã lớn lên cùng với em, ghi nhận biết bao kỉ niệm đẹp tuổi thơ mà em đã trải qua. Em mong rằng, dù qua bao mưa nắng, cây vẫn sẽ mãi xanh tốt như thế.

>> TẢI VỀ 05 Mẫu bài tham khảo văn tả cây xoài lớp 4 ngắn gọn, tả cây xoài ngắn gọn lớp 4

Bài văn tả cây xoài lớp 4 ngắn gọn? Tả cây xoài ngắn gọn lớp 4? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học là gì?

Bài văn tả cây xoài lớp 4 ngắn gọn? Tả cây xoài ngắn gọn lớp 4? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học là gì? (Hình ảnh Internet)

Nhiệm vụ của học sinh tiểu học là gì?

Căn cứ tại Điều 34 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quy định về nhiệm vụ của học sinh tiểu học như sau:

- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.

- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.

Năm 2025, mục tiêu chương trình ngữ văn cấp tiểu học như thế nào?

Mục tiêu chương trình Văn học cấp tiểu học được quy định tại Mục III Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

- Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.

- Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.

+ Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.

Giáo dục tiểu học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bài văn tả cây xoài lớp 4 ngắn gọn? Tả cây xoài ngắn gọn lớp 4? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học là gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn về tiết kiệm nước lớp 3 ngắn gọn? Viết đoạn văn về tiết kiệm nước lớp 3 chọn lọc?
Pháp luật
Câu đơn là gì? Ví dụ về câu đơn, câu ghép? Câu đơn và câu ghép trong chương trình tiếng Việt lớp 5?
Pháp luật
Viết 4 5 câu giới thiệu về đồ dùng học tập? Viết 4 5 câu giới thiệu về đồ dùng học tập lớp 2 ngắn gọn?
Pháp luật
Viết bảng hướng dẫn trồng cây xanh lớp 4? Mẫu bảng hướng dẫn lớp 4? Trồng cây xanh đô thị cần đảm bảo các yêu cầu chung nào?
Pháp luật
5+ Bài văn tả mẹ đang làm việc hay ngắn gọn dành cho học sinh lớp 5? Yêu cầu về viết bài văn tả lớp 5?
Pháp luật
5 + Mẫu viết thư điện tử lớp 3? Mẫu viết thư điện tử lớp 3? Viết thư điện tử lớp 3 Chân trời sáng tạo?
Pháp luật
Viết một bức thư cho bạn kể về tình hình học tập của em lớp 3? Bài văn viết thư cho bạn lớp 3 ngắn gọn về tình hình học tập của em?
Pháp luật
Viết đoạn văn kể về một kỷ niệm với người bà của em lớp 4? Đoạn văn kể về một kỷ niệm với người bà của em lớp 4 hay nhất, cảm động?
Pháp luật
Viết đoạn văn ngắn về ước mơ làm bác sĩ? Bài văn về ước mơ làm bác sĩ? Viết đoạn văn về ước mơ của em lớp 3?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục tiểu học
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
65 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào