Bổ sung chế tài về hành vi quảng cáo sai sự thật hàng hóa đối với nghệ sỹ, người nổi tiếng như thế nào?
Bổ sung chế tài về hành vi quảng cáo sai sự thật hàng hóa đối với nghệ sỹ, người nổi tiếng như thế nào?
Vừa qua vào ngày 15 tháng 5 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 65/CĐ-TTg năm 2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn , đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Công điện 65/CĐ-TTg năm 2025 nhằm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp, bảo vệ an ninh, an toàn sức khỏe cho người dân góp phần phục vụ đất nước phát triển nhanh, bền vững.
Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, bổ sung chế tài xử lý những cơ quan đề nghị quảng cáo, cơ quan thực hiện việc quảng cáo, những cá nhân, nghệ sỹ, người nổi tiếng lợi dụng uy tín của mình để có hành vi quảng cáo sai sự thật, nhất là trên mạng xã hội.
Như vậy, Công điện 65/CĐ-TTg năm 2025 là một tín hiệu mạnh mẽ và sự quyết tâm của Chính phủ trong việc làm trong sạch thị trường quảng cáo và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việc bổ sung chế tài đối với nghệ sỹ quảng cáo sai sự thật, đặc biệt là hàng giả, là một bước đi cần thiết để nâng cao trách nhiệm của người nổi tiếng và ngăn chặn hậu quả tiêu cực từ vấn nạn này.
Bổ sung chế tài về hành vi quảng cáo sai sự thật hàng hóa, đặc biệt là hàng giả đối với nghệ sỹ, người nổi tiếng như thế nào? (Hình từ Internet)
Quảng cáo hàng giả, hàng kém chất lượng bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Tùy thuộc vào mức độ vi phạm khác nhau thì các cá nhân, tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật có thể bị xử lý hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.
Mức phạt hành chính đối với hành vi quảng cáo sai sự thật như sau:
Căn cứ theo khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định hành vi quảng cáo sai sự thật mức phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với các hành vi sau:
Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, điểm b khoản 4 Điều 52 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, khoản 1 Điều 60 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, gồm:
- Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
- Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo sai sự thật về bản chất, công dụng, chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chất cải tạo môi trường chăn nuôi, chất cải tạo môi trường thủy sản.
- Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo giống cây trồng không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh của tổ chức, cá nhân kinh doanh giống (số lượng, chất lượng, giá bán), nội dung ghi trên nhãn, nhãn hiệu.
Bên cạnh đó tại khoản 7 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi quảng cáo sai sự thật như sau: tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.
Biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 8 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP đối với hành vi quảng cáo sai sự thật là buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo. Buộc cải chính thông tin
Lưu ý: các mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần.
Xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo quy định như thế nào?
Tại Điều 11 Luật Quảng cáo 2012 quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo như sau:
- Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật Quảng cáo 2012 và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật Quảng cáo 2012 và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý của mình; trường hợp quyết định sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay đổi hương liệu làm thay đổi thành phần cấu tạo của sản phẩm thì có phải công bố lại sản phẩm không?
- Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục do ai thành lập? Thành lập hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục nhằm mục đích gì?
- Cắt tải sự cố là gì? Đơn vị phát điện có trách nhiệm thực hiện cắt tải sự cố theo yêu cầu của ai?
- Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có tên gọi là gì? Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương quy định ra sao?
- Công văn 5423/SYT-NVY kích hoạt ứng phó Covid 19 trước biến thể Omicron XEC tại Thành phố Hồ Chí Minh?