Chính sách đối với chuyên gia cao cấp theo Nghị định 92? Kinh phí thực hiện chính sách đối với chuyên gia cao cấp theo Nghị định 92?
Chính sách đối với chuyên gia cao cấp theo Nghị định 92?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 92/2025/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp là cán bộ, công chức, viên chức như sau:
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 92/2025/NĐ-CP đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hưởng lương theo ngạch, bậc công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hoặc không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được bổ nhiệm làm chuyên gia cao cấp thì thôi đảm nhiệm vị trí việc làm cũ kể từ ngày được bổ nhiệm chuyên gia cao cấp, được xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Bảng lương chuyên gia cao cấp) và hưởng các chế độ, chính sách như sau:
(1) Trường hợp đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở xuống hoặc không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được hưởng chế độ, chính sách, gồm:
- Xếp lương vào bậc 1, hệ số lương 8,80 của Bảng lương chuyên gia cao cấp;
- Được hưởng chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động công vụ tương đương chức danh Trợ lý các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.
(2) Trường hợp đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,0 đến 1,25 được hưởng chế độ, chính sách, gồm:
- Xếp lương vào bậc 2, hệ số lương 9,40 của Bảng lương chuyên gia cao cấp;
- Được hưởng chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động công vụ tương đương chức danh Thứ trưởng.
(3) Trường hợp đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,30 trở lên được hưởng chế độ, chính sách, gồm:
- Xếp lương vào bậc 3, hệ số lương 10,0 của Bảng lương chuyên gia cao cấp;
- Được hưởng chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động công vụ tương đương chức danh Bộ trưởng.
(4) Trường hợp hệ số lương mới thấp hơn tổng hệ số lương cũ (bao gồm hệ số lương theo ngạch, bậc, chức danh cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cũ.
(5) Cơ quan sử dụng chuyên gia cao cấp căn cứ hiệu quả công tác của chuyên gia cao cấp và khả năng nguồn lực của cơ quan, có thể thực hiện thêm một số chế độ, chính sách khác (tiền thưởng, điều kiện làm việc...) phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ quan.
(6) Trường hợp sau khi thôi làm chuyên gia cao cấp, cơ quan có thẩm quyền quản lý bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức vào vị trí việc làm mới thì căn cứ vào bậc lương ở ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức đã được hưởng trước khi bổ nhiệm chuyên gia cao cấp và thời gian làm chuyên gia cao cấp để xếp lên bậc lương cao hơn trong ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức đó; được hưởng các chế độ phụ cấp lương (nếu có) gắn với vị trí việc làm mới theo quy định.
*Lưu ý: Nghị định 92/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/06/2025
Chính sách đối với chuyên gia cao cấp theo Nghị định 92? Kinh phí thực hiện chính sách đối với chuyên gia cao cấp theo Nghị định 92? (Hình từ Internet)
Kinh phí thực hiện chính sách đối với chuyên gia cao cấp theo Nghị định 92?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 92/2025/NĐ-CP cụ thể về kinh phí thực hiện như sau:
Kinh phí thực hiện
1. Kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp được bố trí từ kinh phí ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.
2. Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp quy định tại Nghị định này theo pháp luật về ngân sách nhà nước.
Như vậy, kinh phí thực thực hiện chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp được bố trí từ kinh phí ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.
Ngoài ra, Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp quy định tại Nghị định 92/2025/NĐ-CP theo pháp luật về ngân sách nhà nước.
Chế độ chính sách đối với người đã nghỉ hưu tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 92?
Tại Điều 4 Nghị định 92/2025/NĐ-CP quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với người đã nghỉ hưu, người làm việc ngoài hệ thống chính trị:
Chế độ, chính sách đối với người đã nghỉ hưu, người làm việc ngoài hệ thống chính trị quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này
1. Người đứng đầu cơ quan thỏa thuận với người dự kiến được tuyển chọn, bổ nhiệm làm chuyên gia cao cấp với mức tiền lương và chế độ, chính sách tùy từng trường hợp cụ thể trong phạm vi chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp là cán bộ, công chức, viên chức tối đa bằng mức quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này trước khi trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm làm chuyên gia cao cấp để làm cơ sở ký hợp đồng công việc.
2. Cơ quan sử dụng chuyên gia cao cấp đối với người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài tại Điều này phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động, về bí mật nhà nước, pháp luật có liên quan và quy chế làm việc của cơ quan.
Như vậy, người dự kiến được tuyển chọn, bổ nhiệm làm chuyên gia cao cấp với mức tiền lương và chế độ, chính sách tùy từng trường hợp cụ thể trong phạm vi chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp là cán bộ, công chức, viên chức tối đa bằng mức quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 92/2025/NĐ-CP trước khi trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm làm chuyên gia cao cấp để làm cơ sở ký hợp đồng công việc.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn có chức năng gì? Nhiệm vụ và quyền hạn được quy định ra sao?
- Công tác sinh viên là gì? Chỉ đạo, tổ chức quản lý các hoạt động của công tác sinh viên là trách nhiệm của ai?
- Lịch thi vào lớp 10 Thành phố Cần Thơ năm 2025 2026 chi tiết như thế nào? Tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập TP Cần Thơ như thế nào?
- Bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Nhật ký trong tù của Bác Hồ? Bài thơ có được bảo hộ quyền tác giả không?
- Tuần tra trật tự có phải nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động không? CSCĐ hoạt động dựa theo nguyên tắc nào?