Chính sách đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) ra sao?
Chính sách đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) ra sao?
Toàn văn Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến.
>> Tải về Toàn văn dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Tại Điều 5 Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) quy định:
Chính sách đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ
1. Nhà nước có chính sách thực hiện thu hút, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ.
2. Chính phủ quy định khung cơ chế, chính sách ưu đãi và nguồn kinh phí (bao gồm kinh phí từ ngân sách nhà nước và nguồn huy động hợp pháp khác) để thu hút, trọng dụng người có tài năng có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững.
3. Căn cứ vào quy định của Chính phủ và định hướng phát triển ngành, lĩnh vực chiến lược, trọng tâm của quốc gia, địa phương, người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức xác định những ngành, lĩnh vực cần ưu tiên sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong từng giai đoạn và quyết định cụ thể việc thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
4. Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, đúng đối tượng, thẩm quyền; người đứng đầu bộ, ngành, địa phương và cấp ủy, Tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu trao đổi với cấp ủy cùng cấp trong việc phát hiện, thu hút, trọng dụng người có tài năng; thực hiện chính sách xứng đáng với đóng góp của người có tài năng, gắn với đánh giá hàng năm thông qua sản phẩm, chất lượng công việc cụ thể.
Theo đó, chính sách đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) như sau:
- Nhà nước có chính sách thực hiện thu hút, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ.
- Chính phủ quy định khung cơ chế, chính sách ưu đãi và nguồn kinh phí (bao gồm kinh phí từ ngân sách nhà nước và nguồn huy động hợp pháp khác) để thu hút, trọng dụng người có tài năng có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững.
- Căn cứ vào quy định của Chính phủ và định hướng phát triển ngành, lĩnh vực chiến lược, trọng tâm của quốc gia, địa phương, người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức xác định những ngành, lĩnh vực cần ưu tiên sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong từng giai đoạn và quyết định cụ thể việc thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, đúng đối tượng, thẩm quyền; người đứng đầu bộ, ngành, địa phương và cấp ủy, Tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu trao đổi với cấp ủy cùng cấp trong việc phát hiện, thu hút, trọng dụng người có tài năng; thực hiện chính sách xứng đáng với đóng góp của người có tài năng, gắn với đánh giá hàng năm thông qua sản phẩm, chất lượng công việc cụ thể.
Chính sách đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) ra sao? (Hình từ Internet)
Khái niệm cán bộ, công chức theo dự thảo Luật cán bộ công chức (sửa đổi)?
Căn cứ tại Điều 1 Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) quy định:
Cán bộ, công chức
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm hoặc chỉ định giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp cơ sở), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp cơ sở, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Theo đó:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm hoặc chỉ định giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương , ở xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp cơ sở, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Nguyên tắc thi hành công vụ của cán bộ, công chức hiện nay?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định nguyên tắc thi hành công vụ của cán bộ, công chức như sau:
(1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
(2) Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
(3) Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.
(4) Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả.
(5) Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu lập dàn ý văn nghị luận về bạo lực học đường ngắn gọn chi tiết? Hình thức tuyên truyền chống bạo lực học đường là gì?
- Lộ trình tuyến xe buýt tham dự Đại lễ Phật Đản Vesak tại TP.HCM ra sao? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Phật đản không?
- Hải Phòng cấm những tuyến phố nào để phục vụ Lễ hội Hoa phượng đỏ và Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Hải Phòng?
- Nhiệm vụ của hộ sinh hạng 2 là gì? Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của hộ sinh hạng 2?
- Nghị luận xã hội bàn về chủ đề: Để được sống hạnh phúc? Dàn ý? 2 Giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn?