Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính được quy định thế nào?
Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính được quy định thế nào?
Ngày 15/4/2025, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đã có Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 về việc định hướng một số nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp.
Theo đó, căn cứ tại tiểu mục 3 Mục III Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp ĐVHC như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi được bố trí công tác ở ĐVHC mới thì tiếp tục được hưởng lương theo ngạch, bậc và các chế độ phụ cấp lương hiện hưởng trong thời gian gian 6 tháng; sau đó thực hiện theo quy định mới của Chính phủ.
- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp mà có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc rà soát, đánh giá và thực hiện chính sách, chế độ theo quy định hiện hành của Chính phủ, bảo đảm giữ được người có năng lực nổi trội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Trường hợp cán bộ, công chức ở cấp huyện và cấp xã không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện để được bố trí đảm nhiệm vị trí việc làm ở cấp xã mới thì giải quyết chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Chính phủ.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang trên địa bàn ĐVHC sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù áp dụng theo vùng, theo khu vực hoặc theo ĐVHC như thời điểm trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền. Trường hợp có thay đổi tên gọi của ĐVHC sau sắp xếp thì sử dụng tên gọi mới của ĐVHC để tiếp tục tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù.
Như vậy, trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp mà có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc rà soát, đánh giá và thực hiện chính sách, chế độ theo quy định hiện hành của Chính phủ, bảo đảm giữ được người có năng lực nổi trội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Bí thư Đảng ủy cấp xã là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định Bí thư Đảng ủy cấp xã lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ; cùng tập thể Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy lãnh đạo toàn diện đối với hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật trên địa bàn cấp xã và thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chủ trì chỉ đạo việc xây dựng quy chế làm việc, nội dung, kế hoạch công tác năm, quý, tháng của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
- Phân công công việc các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
- Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch công tác năm, quý, tháng và các nhiệm vụ thường xuyên của các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
- Kiểm tra, đôn đốc, điều phối hoạt động của các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác;
- Theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác của từng ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
- Trực tiếp chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của cấp trên;
- Ký các văn bản theo quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
- Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ với cơ quan Đảng cấp trên;
- Chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết công tác hàng năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần theo quy định;
- Là đại diện của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy trong mối quan hệ công tác với các cơ quan ở cấp xã và cấp trên; ủy quyền công việc cho Phó Bí thư thực hiện các nhiệm vụ khi vắng mặt tại cơ quan theo quy chế làm việc;
- Chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài chính, tài sản được cấp có thẩm quyền giao cho Đảng ủy cấp xã theo quy định;
- Triệu tập và chủ tọa các Hội nghị, cuộc họp định kỳ, đột xuất;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Tiêu chuẩn chung của cán bộ cấp xã là gì?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn chung của cán bộ cấp xã như sau:
- Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.
- Đối với công chức là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, ngoài các tiêu chuẩn nêu trên, còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản của Nhà nước và bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân mới nhất được ban hành tại phụ lục II kèm theo Thông tư 40?
- Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn xin việc? Có cần giấy khám sức khỏe khi đi phỏng vấn xin việc?
- 05 đoạn văn giới thiệu bản thân dành cho học sinh tiểu học? Lập dàn ý? Một số thuật ngữ của môn Ngữ văn?
- Mức hình phạt cao nhất đối với tội phạm cướp ngân hàng? Biết rõ tội phạm chuẩn bị cướp ngân hàng nhưng không tố giác có bị đi tù?
- Trắc nghiệm môn Lịch sử 12 chủ đề từ sau tháng 4 1975 đến nay? Định hướng phương pháp phát triển năng lực môn Lịch sử?