Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 5 2025? Nghị định, Thông tư mới về giáo dục có hiệu lực từ tháng 5 2025?
Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 5 2025? Nghị định, Thông tư mới về giáo dục có hiệu lực từ tháng 5 2025?
Thông tin về chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 5 2025, nghị định, thông tư mới về giáo dục có hiệu lực từ tháng 5 2025 dưới đây:
Vào tháng 5 2025, một số thông tư, nghị định mới trong lĩnh vực giáo dục bắt đầu có hiệu lực.
Theo đó, các chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 5 2025, Nghị định, Thông tư mới về giáo dục có hiệu lực từ tháng 5 2025 bao gồm:
(1) Nghị định 66/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/5/2025)
Chính phủ ban hành Nghị định 66/2025/NĐ-CP quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách.
Nghị định 66/2025/NĐ-CP quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách, bao gồm: đối tượng áp dụng, điều kiện, nguyên tắc, mức hưởng chính sách, quy trình xét duyệt hưởng chính sách, cấp phát gạo và kinh phí thực hiện chính sách đối với trẻ em nhà trẻ, học sinh cơ sở giáo dục phổ thông, học sinh trường dự bị đại học, học viên cơ sở giáo dục thường xuyên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
(2) Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 5/5/2025)
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT thay thế, bãi bỏ một số cụm từ, điều, phụ lục của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
(3) Thông tư 07/2025/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 5/5/2025)
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 07/2025/TT-BGDĐT quy định về liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Thông tư 07/2025/TT-BGDĐT quy định về tổ chức thực hiện liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục giữa cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài.
Thông tư 07/2025/TT-BGDĐT áp dụng đối với cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thực hiện liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 5 2025? Nghị định, Thông tư mới về giáo dục có hiệu lực từ tháng 5 2025? (Hình ảnh Internet)
Từ 1/5/2025, điều kiện được hưởng chính sách trẻ em nhà trẻ bán trú, học sinh bán trú, học viên bán trú là gì?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 66/2025/NĐ-CP quy định về điều kiện được hưởng chính sách trẻ em nhà trẻ bán trú, học sinh bán trú, học viên bán trú như sau:
(1) Trẻ em nhà trẻ bán trú phải đảm bảo một trong các điều kiện sau:
- Trẻ em nhà trẻ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại cơ sở giáo dục mầm non công lập thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;
- Trẻ em nhà trẻ người dân tộc thiểu số thường trú tại xã khu vực II, khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang học tại cơ sở giáo dục mầm non công lập thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Trẻ em thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều theo quy định của Chính phủ;
+ Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
+ Trẻ em là con liệt sĩ, con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con thương binh, con người hưởng chính sách như thương binh, con bệnh binh, con đối tượng chính sách khác theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có);
+ Trẻ em khuyết tật học hòa nhập.
(2) Học sinh bán trú phải đảm bảo một trong các điều kiện sau:
- Học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông (hoặc điểm trường) thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, nhà ở xa trường từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở, hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn phải qua biển, hồ, sông, suối, qua đèo, núi cao, qua vùng sạt lở đất, đá, thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn;
+ Người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều theo quy định của Chính phủ mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã khu vực II, khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Học sinh trung học phổ thông đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông, nhà ở xa trường từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn phải qua biển, hồ, sông, suối, qua đèo, núi cao, qua vùng sạt lở đất, đá, thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Người dân tộc thiểu số mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn;
+ Người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều theo quy định của Chính phủ mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn;
+ Người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều theo quy định của Chính phủ mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã khu vực II, khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(3) Học viên bán trú đang học tại cơ sở giáo dục thường xuyên mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn, nhà ở xa nơi học tập từ 7 km trở lên đối với học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, 10 km trở lên đối với học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông; hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn phải qua biển, hồ, sông, suối, qua đèo, núi cao, qua vùng sạt lở đất, đá thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Là người dân tộc thiểu số;
+ Là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều theo quy định của Chính phủ.
Từ 5/5/2025, tổ chức giảng dạy và học tập theo Thông tư 07 ra sao?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 07/2025/TT-BGDĐT quy định về tổ chức giảng dạy và học tập giữa cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ như sau:
- Người học theo học tập trung toàn thời gian tại cơ sở giáo dục đại học Việt Nam hoặc tại cơ sở giáo dục đại học nước ngoài theo kế hoạch học tập ban hành trước khi bắt đầu khóa học. Việc tổ chức các lớp học trực tuyến phải tuân thủ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài về ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo trực tuyến.
- Việc tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ để người học đạt trình độ ngoại ngữ đầu vào trước khi giảng dạy chính khóa được triển khai trong thời gian tối đa 12 tháng tính từ thời điểm người học được xác nhận trúng tuyển có điều kiện khi chưa đạt trình độ ngoại ngữ đầu vào của chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
- Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tổ chức hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục đại học khác triển khai giảng dạy các môn học bắt buộc cho người học là công dân Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Kế hoạch giảng dạy; phân công giảng viên, người hướng dẫn đồ án, khóa luận, đề án, luận văn và luận án, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý; tổ chức đăng ký học tập; tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành môn học hoặc học phần;
Hướng dẫn, đánh giá và bảo vệ đồ án, khóa luận, đề án, luận văn, luận án; bảo lưu kết quả học tập; nghỉ học tạm thời, rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tập, buộc thôi học; công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng; xử lý vi phạm và những nội dung liên quan khác trong quá trình tổ chức đào tạo thực hiện theo quy định hiện hành của bên cấp bằng và thỏa thuận giữa hai bên.
- Giảng viên đang giảng dạy chương trình đào tạo tương ứng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài chủ trì và chịu trách nhiệm tổ chức giảng dạy không ít hơn 25% tổng khối lượng của chương trình liên kết đào tạo.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch trình Concert quốc gia tối ngày 30 4 tại TP HCM? 2 địa điểm bắn pháo hoa tầm cao tối ngày 30 4 tại TP HCM?
- Ngày 1 5 có còn cấm đường tại TP Hồ Chí Minh không? Hoạt động nổi bật ngày 1 5 tại TP Hồ Chí Minh?
- Lăng Bác 30 4 mở cửa mấy giờ? Lịch mở cửa Lăng Bác ngày 30 4 1 5? Lăng Bác có mở cửa ngày 30 4 và 1 5?
- Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 30 4 2025? Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo 30 4 2025?
- Lịch tháng 5 2025 dương lịch đầy đủ? Lịch dương tháng 5 năm 2025 chi tiết? Tháng 5 dương lịch có bao nhiêu ngày?