Chính thức bãi bỏ lệ phí môn bài từ 1/6/2026? Chấm dứt việc thu, nộp lệ phí môn bài ra sao?

Chính thức bãi bỏ lệ phí môn bài từ 1/6/2026? Chấm dứt việc thu, nộp lệ phí môn bài ra sao?

Chính thức bãi bỏ lệ phí môn bài từ 1/6/2026? Chấm dứt việc thu, nộp lệ phí môn bài ra sao?

Theo đó, việc bãi bỏ lệ phí môn bài từ 1/6/2026 được quy định tại Điều 10 Nghị quyết 198/2025/QH15, cụ thể như sau:

Hỗ trợ thuế, phí, lệ phí
....
6. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không áp dụng phương pháp khoán thuế từ ngày 01 tháng 01 năm 2026. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo pháp luật về quản lý thuế.
7. Chấm dứt việc thu, nộp lệ phí môn bài từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
8. Miễn thu phí, lệ phí cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đối với các loại giấy tờ nếu phải cấp lại, cấp đổi khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại bộ máy nhà nước theo quy định của pháp luật.

Theo đó, nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, Quốc hội chính thức thông qua việc bãi bỏ thu, nộp lệ phí môn bài từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.

*Trên đây là thông tin về "Chính thức bãi bỏ lệ phí môn bài từ 1/6/2026? Chấm dứt việc thu, nộp lệ phí môn bài ra sao?"

Chính thức bãi bỏ lệ phí môn bài từ 1/6/2026? Chấm dứt việc thu, nộp lệ phí môn bài ra sao?

Chính thức bãi bỏ lệ phí môn bài từ 1/6/2026? Chấm dứt việc thu, nộp lệ phí môn bài ra sao? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc xử lý vi phạm và giải quyết vụ việc trong hoạt động kinh doanh theo Nghị quyết 198?

Nguyên tắc xử lý vi phạm và giải quyết vụ việc trong hoạt động kinh doanh được quy định tại Điều 5 Nghị quyết 198/2025/QH15, cụ thể như sau:

(1) Phân định rõ giữa trách nhiệm của pháp nhân với trách nhiệm của cá nhân trong xử lý vi phạm; giữa trách nhiệm hình sự với trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự; giữa trách nhiệm hành chính với trách nhiệm dân sự.

(2) Đối với vi phạm, vụ việc về dân sự, kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được chủ động khắc phục vi phạm, thiệt hại. Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì không áp dụng xử lý hình sự.

(3) Đối với vi phạm đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế chủ động, kịp thời, toàn diện trước và là căn cứ quan trọng để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khi quyết định khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và các biện pháp xử lý tiếp theo.

(4) Không được áp dụng hồi tố quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

(5) Đối với vụ việc mà thông tin, tài liệu, chứng cứ chưa đủ rõ ràng để kết luận có hành vi vi phạm pháp luật thì phải sớm có kết luận theo quy định của pháp luật tố tụng, thực hiện công bố công khai kết luận này.

(6) Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án.

(7) Bảo đảm việc niêm phong, kê biên tạm giữ, phong tỏa tài sản liên quan đến vụ việc, vụ án phải theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phạm vi, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bảo đảm giá trị niêm phong, kê biên, tạm giữ, phong tỏa tương ứng với dự kiến hậu quả thiệt hại trong vụ án.

Sử dụng hợp lý các biện pháp cần thiết để bảo đảm giá trị tài sản liên quan đến vụ án, giảm thiểu tác động của điều tra đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sau khi có ý kiến thống nhất của các cơ quan tố tụng và không ảnh hưởng đến hoạt động điều tra.

(8) Phân biệt rõ tài sản hình thành hợp pháp với tài sản, thu nhập có được từ hành vi vi phạm pháp luật, tài sản khác liên quan đến vụ án; giữa tài sản, quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp với tài sản, quyền, nghĩa vụ của cá nhân người quản lý doanh nghiệp trong xử lý vi phạm và giải quyết vụ việc.

(9) Xử lý kịp thời, hiệu quả vật chứng, tài sản nhưng không làm ảnh hưởng đến việc chứng minh, giải quyết vụ việc, vụ án; sớm khắc phục hậu quả thiệt hại, đưa tài sản vào khai thác, sử dụng, nhằm khơi thông nguồn lực phát triển, tránh thất thoát, lãng phí;

Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 68 ra sao?

Theo quy định tại Mục II Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 nêu rõ mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân như sau:

(1) Đến năm 2030

- Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết 57-NQ/TW năm 2024 của Bộ Chính trị vá các chủ trương, đường lối khác của Đảng.

- Phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân. Có it nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10 - 12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kình tế; đóng góp khoảng 55 - 58% GDP, khoảng 35 - 40% tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 84 - 85% tổng số lao động, năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8,5 - 9,5%/năm.

- Trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.

(2) Tầm nhìn đến năm 2045

Kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vũng, chủ động tham gia vào chuỗi sân xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

Lệ phí môn bài
Phát triển kinh tế tư nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chính thức bãi bỏ lệ phí môn bài từ 1/6/2026? Chấm dứt việc thu, nộp lệ phí môn bài ra sao?
Pháp luật
Tổng hợp điểm nổi bật Nghị quyết 198 về phát triển kinh tế tư nhân ra sao? Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân mới nhất?
Pháp luật
Đào tạo bồi dưỡng 10 000 giám đốc điều hành phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 ra sao?
Pháp luật
Doanh nghiệp có phải nộp lệ phí môn bài khi chấm dứt hoạt động của chi nhánh vào giữa năm không? Chi nhánh của doanh nghiệp thì phải nộp phí môn bài hằng năm là bao nhiêu?
Pháp luật
Doanh nghiệp có phải nộp lại tờ khai lệ phí môn bài khi nộp phí môn bài hay không? Doanh nghiệp dựa vào căn cứ nào để xác định phí môn bài mà mình phải nộp hằng năm?
Pháp luật
Doanh nghiệp sau khi giải thể có được hoàn lại lệ phí môn bài đã nộp hay không? Doanh nghiệp thực hiện khai lệ phí môn bài như thế nào?
Pháp luật
Nhà xưởng mới đầu tư giai đoạn 2 thì có phải đóng lệ phí môn bài không? Mức thu lệ phí môn bài hàng năm đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp là bao nhiêu?
Pháp luật
Bãi bỏ lệ phí môn bài, miễn thuế TNDN cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 năm đầu thành lập theo Nghị quyết 68 ra sao?
Pháp luật
Chỉ số PCI là gì? Bảng xếp hạng PCI 2024? Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2024? Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh 2024?
Pháp luật
Kinh tế tư nhân là gì? Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia? Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lệ phí môn bài
12 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào